Hiện tại mình đang thực hiện chỉ tiêu phân tích hàm lượng kim loại trong nhựa. Khi mình dùng máy microwave để vô cơ hóa mẫu, có xảy ra một số hiện tượng chạy như sau, nhờ mọi người giúp đỡ ah. Thanks
1/ Khi máy chạy xong, lấy mẫu ra kiểm tra thì mình thấy mẫu xuất hiện dạng như huyền phù (giống như kẹo cao su nổi trên mặt dung dịch)
2/ Khi thì mẫu có dạng bột ( mẫu trước khi phá là dạng nhựa rắn)
3/ Mẫu không tan.
4/ Mẫu hay bị xì
Các hoá chất thuốc thử dùng xử lý mẫu các loại nhựa tương ứng?
Máy microwave của hãng nào?
-KHối lượng mẫu cho vào vesel là bao nhiêu?
Chưong trình nhiệt độ áp suất và thời gian bạn dùng tương ứng với từng loại mẫu. Ngay trươc khi kết thúc xử lý mâu thì các thông số nhiệt độ, áp suất của mỗi vesel là bao nhiêu?
Thân ái
[QUOTE=giotnuoctrongbienca;67280]Bạn nên cho biết chi tiết hơn chút nữa:
Những loại nhựa nào? ==> Không phân biệt được tính chất của loại nhựa, vì em phòng thí nghiệm của em là dịch vụ, nên em không biết rõ lắm về tính chất của mẫu ah
Các hoá chất thuốc thử dùng xử lý mẫu các loại nhựa tương ứng? ==> Em dùng 10 ml HNO3 đậm đặc + 1ml H2O2- Máy microwave của hãng nào? ==> Của hãng CEM ah (Mars –XP1500Plus)
-KHối lượng mẫu cho vào vesel là bao nhiêu? ==> 0.2 g
Chưong trình nhiệt độ áp suất và thời gian bạn dùng tương ứng với từng loại mẫu. Ngay trươc khi kết thúc xử lý mâu thì các thông số nhiệt độ, áp suất của mỗi vesel là bao nhiêu? ==> Thông số máy như File đính kèm.
Em rất mong thầy giúp em giải quyết vấn đề trên ah. Em cám ơn thầy rất nhiều. Chúc thầy ngày làm việc vui vẻ ah
Trong thực tế, không phải lúc nào mình cũng phải phá mẫu nhựa bằng lò viba được. Nếu nhựa là loại hút ẩm được, tan trong nước được thì bạn mới vô cơ hóa kiểu đó với acid nitric được.
Mẫu nhựa thuộc loại PE, PP,PFTE hay polysiloxane rất khó để phân hủy mẫu bằng lò vi ba. Khi đó mẫu chỉ bị khí hóa một phần, phần còn lại là than hóa. Đo đó dung dịch có phần huyền phù không tan hoặc dạng bột hoặc mẫu không có tương tác gì với acid.
Nếu rơi vào trường hợp này thì bạn cần nhiệt phân nó bằng lò điện trở thông thường.
Trường hợp mẫu bị xì thì bạn nên chia chế độ bắn sóng viba lên nhiều lần và có khoảng thời gian ngắn hơn để tránh quá nhiệt trong tâm mẫu.
Cho HN3(aq) + H+(aq) = NH4+(aq) delta Ho = -51,97kJ
Bằng thực nghiệm xác định được rằng ở 25 độC,
khi [NH4+] = [NH3] có [H+]= 5,56.10^-10M
xác định delta So của phản ứng trên.
tính Kb của NH3(aq) ở 25 độ C.
cần phải thêm bao nhiêu mol Hcl vào 1l dung dịch có [NH4+]=[NH3+]=0,1M để pH của dung dịch đó thay đổi 0,1 đơn vị? có thể coi dung dịc không thay đổi khi thêm Hcl.
XIn loi moi nguoi vi gui vao day vi minh khong biet cach post bai len.Moi nguoi giai ra dap so giup minh bai nay nhe
Chào bạn, Hiện tại mình cũng đang dùng Microwave cua hãng CEM. Bạn nên thêm 10ml HNO3 + 2~3ml HCl. Setup máy như sau: từ nhiệt độ phòng đến 220 độ trong thời gian 30 phút, Hold ở 220 độ trong vòng 20 phút. Bảo đảm bạn sẽ phá hoàn toàn.
Dear all !
Công ty Việt Anh hiện là đại diện phân phối độc quyền của CEM Corporation USA . tại Việt Nam
Do dó chúng tôi sẳn sàng hổ trợ miển phí về kỹ thuật, ứng dụng cho tất cả sản phẩm CEM, CEM Microwawe ,trên toàn quốc.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
– Nguyen The vinh –
CONG TY CO PHAN THIET BI VIET ANH
Viet Anh JSC.
Anh ơi, máy CEM loại phá mẫu dùng microwave thì chế độ cho phát microwave là xung hay không xung? Màn hình trên máy là laọi tinh thể lỏng phải không?
Chổ mình đang dùng máy AP, chạy cũng tốt nhưng nghe nói microwave không dùng xung, nên ít nhạy cảm với thay đổi nguồn điện , còn CEM rất nhạy cảm với điện lắm. Trước khi mua máy chị trưởng phòng chổ mình cũng muốn chọn CEM, nhưng sau đó phòng kỹ thuật đi hỏi thăm một số nới, rồi lại không chọn họ giải thích gì đó về sự cố do điện mình không rõ. Anh vui lòng giải thích cho mình được không? Ủa, mà sao chứng chỉ của anh là dự seminar (hội thảo), chứ đâu phải là chứng chỉ đào tạo (training) của hãng CEM!
P. Hoàng
Anh Cem sẻvice, chắc điều mình hỏi anh không biết rồi, tôi biết ở thành phố có thầy Huy, bên 79 Trương Định nắm điều này rõ lắm, anh nên xách tập qua hỏi đi thầy đi anh.