Olympic Hóa học sinh viên

Đây là nội dung kiến thức thi olympic sinh viên trường KHOA HỌC TỰ NHIÊN A. PHẦN HÓA ĐẠI CƯƠNG VÀ VÔ CƠ:

I. Cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử và liên kết hóa học:

  1. Hạt nguyên tử: cấu trúc, lực liên kết, năng lượng liên kết, phản ứng hạt nhân.
  2. Nguyên tử: bài toán nguyên tử của một electron và bài toán nguyên tử nhiều electron, orbital nguyên tử và 4 số lượng tử, giản đồ năng lượng và các qui tắc sắp xếp e trong các AO.
  3. Phân tử và liên kết hóa học:
  • Thuyết electron về liên kết cộng hóa trị, cấu trúc hình học của liên kết cộng hóa trị VSEPR, sự phân cực liên kết cộng hóa trị, liên kết ion và % đặc trưng cho liên kết ion. -Thuyết liên kết hóa trị VB
  • Thuyết orbital phân tử MO
  • Liên kết trong phức chất: các thuyết VB, MO và thuyết trường tinh thể.

II. Cấu tạo tinh thể:

  • Tinh thể kiem loại, liên kết hóa học trong tinh thể kim loại, tính chất lí hóa học của kim loại.
  • Tinh thể ion, cấu trúc liên kết, năng lượng mạng lưới
  • Tinh thể nguyên tử.
  • Lí thuyết vùng.
  • Tinh thể phân tử.

III) Nhiệt động học của các quá trình hóa học:

  • Nguyên lý thứ nhất của nhiệt động lực học: áp dụng cho khí lí tưởng, các định luật về nhiệt và các phương pháp tính toán sự phụ thuộc các hiệu ứng nhiệt phản ứng hóa học vào nhiệt độ.
  • Nguyên lí thứ 2 của nhiệt động học: các khái niệm về entropi, thế nhiệt động, hóa thế và điều kiện tự diễn biến của các pứ hóa học.
  • Ứng dụng của nguyên lí nhiệt động học vào cân bằng pha.
  • Dung dịch: dd lí tưởng, dd thực, hoạt độ và hệ số hoạt độ.

IV. Tốc độ pứ và cơ chế của các quá trình hóa học:

  • Tốc độ pư.
  • Bậc pứ và qui luật động học của các pứ đơn giản.
  • Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ pứ: Arrhenius và năng lượng hoạt hóa

V. Cân bằng hóa học:

  • Định luật tác dụng khối lượng và các loại hằng số cân bằng, mối quan hệ giữa các hằng số cân bằng.
  • Sự phụ thuộc của hằng số cân bằng vào nhiệt độ, áp suất và phương pháp tính hằng số cân bằng khi nhiệt dung của các chất phụ thuộc vào nhiệt độ.

VI. Hoá học các nguyên tố họ s, p, d, f:

  • Cấu trúc nguyên tử.
  • Tính chất vật lí và hóa học.
  • Các hợp chất với oxy, hidro, các hidroxit và tính chất hóa học của chúng

VII. Hóa học phức chất:

  • Các khái niệm chung về phức chất.
  • Danh pháp và các dạng đồng phân của phức chất.
  • Phân loại phức chất.
  • Thuyết VB giả thích liên kết trong phức chất.
  • Thuyết trường tinh thể giải thích liên kết trong phức chất.
  • Thuyết MO giải thích liên kết trong phức chất.

VIII. Các vấn đề ứng dụng phổ:

  1. Phổ tử ngoại - khả kiến (UV - VIS):
  • Sự xác định các hợp chất thơm.
  • Sự xác định các hợp chất màu.
  • Phẩm nhuộm: màu sắc và cấu trúc.
  • Định luật Beer
  1. Phổ hồng ngọai (IR):
  • Giải phổ dựa vào bảng tần số
  • Sự xác nhận liên kết hidro.
  1. Phổ tia X ( X - Ray):
  • Định luật Bragg.
  • Khái niệm về số phối trí
  • Cấu trúc các chất rắn.
  1. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân ( NMR):
  • Các khái niệm chung: sự biến đổi hóa học, sự tương tác spin - spin và các hằng số tương tác …
  • Sự xác định phổ H ( đồng vi 1) đơn giản.
  • Giải phổ các hợp chất thế ortho, para của benzen.
  • Sự xác nhận của phổ C (đồng vị 13) đơn giản và các hạt nhân spin 0,5 khác.
  1. Phổ khối lượng và sắc kí:
  • Sự xác nhận ion phân tử.
  • Xác định sự phân mảnh theo bảng chuẩn.
  • Xác định phân bố các đồng vị.

B. HÓA HỮU CƠ:

I. Đại cương về hóa hữu cơ:

  • Cấu tạo phân tử và liên kết hóa học.
  • Các hiệu ứng electron trong các hợp chất hữu cơ
  • Các phổ và ứng dụng phổ để xác định cấu trúc của chất hữu cơ

II. Các hidrocacbon:

  • Các hidrocacbon no ( ankan và xicloankan…): danh pháp, tính chất hóa học, pứ thế gốc, cơ chế pứ thế gốc.
  • Các hidrocacbon không no (anken, ankadien…): danh pháp, tính chất hóa học, pứ cộng gốc, pứ cộng electronphin và cơ chế của cả hai loại. Sự oligome và pứ trùng hợp.
  • Hidrocacbon thơm: danh pháp, tínhchất hóa học, pứ thế electronphin và cơ chế
  • Nguồn hidrocacbon trong thiên nhiên.

III. Các dẫn xuất của hidrocacbon:

  • Các dẫn xuất hal: đồng phân cấu tạo, đồng phân quang học, pứ thế nucleophin SN1 và SN2. Pứ tách E1 và E2. Cơ chế của tất cả.
  • Các hợp chất cơ nguyên tố: hợp chất cơ kim và hợp chất cơ phôtpho.

IV. Alcol và Phênol:

  • Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa học, liên kết hidro và phổ hồng ngoại IR
  • Ảnh hưởng của gốc R đến nhóm OH và ảnh hưởng của nhóm OH đến gốc R trong R-O-H
  • Pứ thế gốc và cơ chế.

V. Các hợp chất cacbonyl:

  • Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa họ và phổ hồng ngoại IR.
  • Pứ cộng nucleophin và cơ chế
  • Pứ oxy hóa khử.

VI. Các axit cacboxylic và dẫnxuất:

  • Danh pháp, đồng phân, tính chất hóa học, liên kết hidro và phổ hồng ngoại IR
  • Pứ este hóa và cơ chế của pứ este hóa.

VII. Các hợp chất chứa nito:

  1. Amin:
  • Danh pháp, đồng phân, tính chất vật lí hóa học.
  • Các pứ alkyl hóa, axyl hóa, pứ với axit nitơ.
  1. Muối diazoni: Cấu trúc, cân bằng axit bazơ trong các hợp chất diazoni, pứ tách Nitơ, pứ tiếp vĩ và cơ chế pứ.
  2. Cấu trúc hợp chất màu, các chất màu azô.
  3. Các hợp chất dị vòng chứa N: các hợp chất dị vòng 5, 6 cạnh và pứ thế nucleophin, electronphin và hướng thế.

VIII. Các hợp chất tạp chức và các chất cao phân tử:

  • Các amino axit và protein.
  • Các bohidrat và gluxit
  • Các hợp chất cao phân tử.

C. HÓA PHÂN TÍCH: -Pứ axit- bazơ -Pứ tạo phức, phương pháp chuẩn độ tạo phức. -Pứ oxihóa kử, phương pháp chuẩn độ oxihoá khử -Pứ tạo hợp chất ít tan, pương pháp chuẩn độ kết tủa -Thống kê trong hóa học phân tích -Một số phương pháppân tích công cụ: phương pháp quang đo, phương pháp điện thế

Trong chemvn sẽ cố gắng hết sức để có thể giúp các bạn có mộng lớn phần nào. mong các bạn nhiệt tình tham gia diễn đàn.

Đây là toàn bộ đề thi các năm 2003 , 2004 , 2005 và cả kì thi olympic hóa học quốc tế lần thứ 37, đặc biệt có cả đáp án cho các bạn tham khảo. Merry chrismast :noel2 (

Mình có 2 cái đề này, đưa cho mọi người xem

Các đại ca ơi. Giúp em bài này với, mò mãi vẫn ko được :spam (

Đây là link của đề thi Olympic Hoá Quốc tế 36 bằng tiếng Anh: http://www.ipn.uni-kiel.de/abt_chemie/icho/IChO_2004/prepprobs/IChO_Ger_theor_exam.pdf

Còn các lần khác thì sao hả anh ? Anh có link tương tự cho khác lần IChO khác ko ? :nhau (

Từ từ để anh kiếm thêm. Đề thi IChO lần 37 nè:http://icho.chem.ntnu.edu.tw/2005icho/TheoreticalFinal.pdf Toàn tiếng Anh, cái 36 đọc còn hiểu 1 tí chứ cái này ko biết nó viết gì! :it ( Ủa cái này anh BM lấy bản tiếng Việt ở đâu vậy?

Đây nữa các bác, cái đề IChO 35, nhưng mà link cũ rùi nên chậy hơi chậm: http://www.35icho.uoa.gr/ichol_eng/chemistry_eng/Examinations/Theoretical_of.pdf

Lâu lắm rùi mới ghé qua phần này, thêm 1 cái đề IChO 38 nữa: Download tại đây:http://icho2006.kcsnet.or.kr/main/i_problems/i_p_ptt.htm?qpage=i_p_en_ptt

Tiếp theo là cái đề IChO 39 vừa mới thi ở Nga tháng 7/2007: http://www.icho39.chem.msu.ru/preparatory-problems/Problems_theoretical.pdf

Mấy cái đề IChO này đã được Việt hóa cả rồi, kể cả bài tập chuẩn bị nữa. Còn IChO 37 Vie mà BM up lên đây là hàng lấy từ chỗ anh ra ^^

Nói chung là em mò mấy cái đề Tiếng Anh từ trang chủ của mỗi kì thi. Anh có đề tiếng Việt thì đưa lên đi để mọi người tham khảo với!

hic ,mấy huynh ơi , làm ơn giải bài này đi.đệ chẳng hiểu gì. cảm ơn mấy huynh nhé

hix, mấy năm rùi không động đến hóa học thấy bài này cũng xương xương nhỉ. Thử giải phát xem thế nào:

A: RO-Na (giải phóng H2) B: một nhóm ete: R-0-CH2-COONa C: thủy phân muối: R-O-CH2-COOH D: phản ứng este hóa: R-O-CH2-COOCH3 E: phản ứng thế nucleophin: R-O-CH2-CO-NH-NH2 (chỉ dừng lại thế 1 lần) X: phản ứng thế vòng benzen vào vị trí ortho- của nhóm CH3O- (nhóm NH2 tấn công vào) F: đứt 2 liên kết bên cạnh nhóm -OH tạo thành di oxo (1 nhóm aldehyde, 1 nhóm xeton) Y: phản ứng cộng acetal giữa nhóm xeton của F và nhóm -CHO nối vào vòng benzen G: sản phẩm chính là sản phẩm của phản ứng tách nước giữa nhóm -CHO còn lại của Y và NH2 của R’-NH-NH2 (phản ứng thế vòng ben zen trong trường hợp này xảy ra kém do hiệu ứng không gian)

mấy huynh ơi ,ai có đề thi năm 2006(huế ) làm ơn post lên , đệ rất muốn xem, cám ơn các huynh nhiều nhé

O day co de Bang B nay

KÌ THI OLYMPIC HÓA HỌC SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TOÀN QUỐC

LẦN THỨ V – 2008

ĐỀ THI THỰC HÀNH HÓA HỮU CƠ (BẢNG A)

PHẦN II. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT HỮU CƠ (Thời gian 30 phút) Xác định tên 4 hóa chất trong 4 ống nghiệm cho sẵn. Mỗi ống nghiệm chứa một trong số các hóa chất sau: dung dịch fomanđehit, dung dịch phenol, dung dịch glixerin, dung dịch axit axetic, dung dịch axit fomic, dung dịch glucozơ, dung dịch lactozơ, etanol và axeton.Điền kết quả vào phiếu trả lời.

PHẦN III. ĐIỀU CHẾ HỢP CHẤT HỮU CƠ (Thời gian 120 phút)

Đề 2. Điều chế aspirin từ các hoá chất và dụng cụ cho sẵn dưới đây:

Hóa chất

Dụng cụ

Axit salixylic: 2,5 g Bình cầu đáy tròn 100 ml Anhiđrit axetic: 3,5ml (d =1,080) Bát cách thuỷ Etanol Cốc thuỷ tinh 100 ml Axit sunfuric đặc Phễu Bucne Dung dịch FeCl3 1% Lưới amiăng, mao quản Nước cất Nhiệt kế, ống Thiele

Cách tiến hành Cho vào bình cầu 2,5 axit salixylic, 3,5 ml anhiđit axetic và hai giọt axit sunfuric đặc. Khấy đều hỗn hợp, đun cách thủy ở nhiệt độ 600C và khuấy trong 15 phút. Axit salixylic tan và asprin được tạo thành kết tinh nhanh. Lấy bình phản ứng ra khỏi bát cách thủy, để nguội. Thêm 35 ml nước cất và khuấy đều. Lọc lấy sản phẩm trên phễu Bucne. Rửa hai lần bằng nước cất (mỗi lần 10 ml), thu được aspirin thô.Tinh chế sản phẩm bằng cách kết tinh lại như sau: Cho sản phẩm thô vào cốc thủy tinh rồi cho thêm 8 ml etanol, đặt vào bát cách thủy, đun nóng đến 600C và khuấy trộn đến khi aspirin tan hết. Thêm 40 ml nước nóng 600 khuấy trộn đều hỗn hợp cho tan. Nếu không tan thì lại đun cách thủy đến tan hoàn toàn.Làm lạnh dung dịch trong nước đá, aspirin sẽ kết tinh. Lọc lấy sản phẩm trên phễu Bucne. Rửa sản phẩm bằng nước cất đến khi dịch lọc không cho màu tím với FeCl3 1%. Sấy khô sản phẩm ở 600C trong vòng 30 phút. Cân sản phẩm và tính hiệu suất. Xác định nhiệt độ nóng chảy của sản phẩm.

  1. Điền kết quả vào phiếu trả lời.

  2. Viết cơ chế của phản ứng tổng hợp aspirin từ axit salixylic và anhiđrit axetic.

  3. Việc rửa sản phẩm thô đến khi lọc không cho phản ứng với dung dịch FeCl3 nhằm mục đích gì? Lưu ý:

Mẫu chỉ được cấp một lần, không được đổi mẫu, không được xin thêm.

Thí sinh ghi kết quả vào phiếu trả lời.

Đánh đổ hóa chất, đánh vỡ dụng cụ sẽ bị trừ điểm

http://ngocbinh.sky.vn

http://ngocbinh.sky.vn/archives/199:021_002: Tiu se post de thi ly thuyet sau cho moi nguoi!

[MARQUEE]Welcome to Blog Hóa học http://ngocbinh.sky.vn[/MARQUEE]

có ai dịch mấy cái đề ra tv được không?

có ai chỉ em làm những bài hóa olimpic loại này không? em mới làm lần đầu nên không biết,làm ơn chỉ dùm em

HIii. Đề thi cũng dễ thôi. Giống với những gì mà bạn học trong sách thôi. Không đánh đố. Năm nào cũng giống nhau. không có gì đổi mới cả. Năm 2008 mình có thi, những vì số giải có hạn, nên mình không có.Hiccc

Năm 2008 BK được những giải gì hả chú em? Những năm trước BK đều dẫn đầu bảng B cả đấy, không biết 2008 có bị chủ nhà Dược chiếm ngôi không nhỉ?