Nước rửa chén

xoda la Na2SO3 .Con ban noi tot thi blue khong hieu ban dang de cap den khia canh nao ca.Vi du nhu kha nang tay rua : ban tang dong thoi Las ,NaOH va xo da theo mot ti le xac dinh la ok.Chu y khi tang ham luong Las nen cao thi nen giam thanh phan hex va Na2SO4 de tranh dung dich nuoc rua chen bi duc .truong truong hop khac ban co the them con vao nhu Blue da noi .Neu ban muon nuoc rua chen co them kha nang diet khuan thi ban co the them vao cloramin B .Ban muon mem mai cho da tay thi co the them Les vao chang han .Ban muon cham soc cho da tay co the them thanh phan duong da vao nhu da de cap .xin loi vi viet ko co dau nha (Dang voi )

tang ham luong Las ,NaoH va xo da theo cung mot ti le .Hoac tang ham luong hex hoac NA2SO4 ,chu y cho nhieu Na2SO4 qua dungd ich bi van duc .Conv e de han che an da tay ban nen chu dong dieu chinh PH va 5.4 la ok roi .

Nếu NRC bị đục theo các bác thì có cách gì khắc phục hiện tượng này không?

Co ban nao biet cong thuc pha che nuoc lau san nha va nuoc xa quan ao khong ??. cho minh xin nhe

liên hệ với tigerchem thử coi nhá ,co cuốn sách của mr.hồ tấn tài nói nhiều về các sản phẩm tẩy rửa .

Có cách nào phân biệt được chất lượng LAS tốt hay xấu bằng các phương pháp thông thường không vậy? Trên thị trường VN thì loại LAS nào là tốt nhất?

"Có cách nào phân biệt được chất lượng LAS tốt hay xấu bằng các phương pháp thông thường không vậy? Trên thị trường VN thì loại LAS nào là tốt nhất? ". bằng mắt thường nếu bạn để 2-3 h mà thấy có sự phân lớp hay co lắng can và tạo hạt lơ lửng mấu đên thì có chất lượng kém hay quá trình còn tốn dư acid , cũng như ổn định kém . nếu bạn càn thêm thì co thể trao đổi thêm. theo mình LAS ở cảng đình vũ hải phòng là tôt nhất việt nam vì công nghệ ở đây mới nhất và nó cũng là nơi cung cấp sản phẩm cho omo và uninever.

Chào các bạn, thấy các bạn trao đổi rất nhiều về nước rửa chén nhưng hình như vẫn chưa có một công thức nước rửa chén mới ngoài những công thức pha chế cũ. Do vậy, hôm nay mình sẽ giới thiệu một công thức pha chế nước rửa chén tương đối đậm đặc.

  Hàm lượng chất HĐBM trong nước rửa chén này vào khoảng 18%. Thành phần pha chế tương đối khá phức tạp.
  • Thành phần chất HĐBM: chủ là LAS với sự kết hợp lauryl sunphat (bột lauryl, để tạo bọt tốt), SLES (để làm giảm sự kích thích da tay) và cocoamidopropyl betain (CAPB hay CAB, để làm mềm da tay và có tính diệt khuẩn).

  • Thành phần làm bền bọt: Sử dụng cocodiethanolamide (CDE) kết hợp với polymer ethylen glycol 4000.

  • Thành phần làm đặc: Sử dụng HEC, có thể kết hợp với polymer PVP-K30 để tăng độ nhớt.

  • Thành phần phụ gia: gồm acid citric (tạo đệm và là thành phần tạo phức để loại bỏ sắt và canxi có trong nước cứng), NaOH (để trung hòa), MgSO4.7H2O (để làm tăng hiệu quả tẩy rửa của nước rửa chén), NaCl hay Na2SO4 để điều chỉnh độ nhớt.

             ********************************
    

Công thức tính trên 1 lít nước rửa chén

  • LAS: 110 g
  • SLES: 40 g
  • Bột lauryl (lauryl sunphat): 20 g
  • CAPB (ngoài thị trường thường ký hiệu là CAB): 10 g
  • CDE: 20 g
  • Acid citric 25 g
  • NaOH 25 - 40 g
  • HEC: 2 g
  • PEG - 4000: 2 g
  • PVP-K30: 0 - 2 g (có thể không cần)
  • MgSO4: 10 g (có thể không cần)
  • NaCl: dùng để điều chính độ nhớt

Cách thức tổng hợp:

Phần A - Hòa tan lượng LAS vào 300 - 400 ml nước, khuấy đến khi tan hoàn toàn. Dùng dung dịch NaOH (20 g NaOH trong 100 ml nước) trung hòa đến khi giấy pH chỉ 6 - 8. Nếu trung hòa quá, có thể cho vài hạt tinh thể acid citric để đưa về pH < 6 rồi trung hòa cẩn thận đến pH 6 - 7. Quá trình hòa tan và trung hòa này tốt nhất nên sử dụng máy khuấy cơ. Nếu không có máy khuấy cơ, các bạn có thể sử dụng máy đánh trứng cũng được. Mỗi lần cho dung dịch NaOH vào cần khuấy đều dung dịch chất HĐBM (rất nhớt) trong ít nhất 2 phút rồi mới thử pH.

Phần B - Hòa tan hỗn hợp SLES, bột lauryl và CAB vào 300 ml nước trong một cốc khác đến khi tan hoàn toàn. Quá trình hòa tan thường khá lâu, nên dùng máy khuấy. Sau khi các chất tan hết (dung dịch trong suốt) thì thêm CDE vào và khuấy mạnh. Lúc này, dung dịch tạo nhiều bọt và rất nhớt.

  • Đổ hai phần chất HĐBM A và B vào nhau và khuấy đều và mạnh để đảm bảo đồng nhất. Thu được phần dung dịch C.

  • Hòa tan 25 g acid citric vào 100 ml nước, hòa tan riêng 14 g NaOH trong 50 ml nước. TRộn dung dịch acid citric và NaOH vào nhau và kiểm tra pH của dung dịch. Nếu pH gần 7 là được, nếu thấp hơn 6 thì dùng dung dịch NaOH (ở phần A) trung hòa đến 6 - 7.

  • Hòa tan HEC, PEG-4000 và PVP trong 100 ml nước. Khuấy kỹ đến khi dung dịch hơi đục không còn cặn dưới đáy cốc.

  • Hòa tan 10 g MgSO4.7H2O bằng lương nước cần thiết đến tan hoàn toàn.

  • Tiếp theo, lần lượt cho dung dịch citric đã trung hòa rồi đến dung dịch HEC + PEG và sau cùng cho dung dịch MgSO4 vào phần dung dịch C. Mỗi lần cho vào phải khuấy mạnh trong ít nhất 10 phút để hoàn toàn đồng nhất rồi mới cho các phần tiếp vào. Sau khi cho hết các phần vào thì dung dịch nước rửa chén rất nhớt và có nhiều bọt. Lúc này, thêm màu (mùi chanh hay mùi bạc hà) và màu thực phẩm (màu vàng tartrazine). Khuấy thật mạnh trong 20 phút để đồng nhất.

  • Sau cùng, để yên nước rửa chén thành phẩm trong 3 - 4 giờ để làm trong. Sau đó vô chai.

Ghi chú:

      +  Nếu pha đúng, nước rửa chén sẽ trong và nhớt. Nếu đục thì có thể do khuấy không đủ mạnh nên các phần không hòa tan hoàn toàn vào nhau. 
    
      +  Có thể kiểm tra khả năng tẩy rửa của sản phẩm bằng cách pha loãng 40 - 50 lần nước rửa chén bằng nước lã và khuấy mạnh để xem khả năng tạo bọt. Bọt phải tạo nhiều và bền là đạt. Cũng Có thể kiểm tra bằng cách rửa các bát đĩa dính dầu mỡ.
    
      +  Các hóa chất trên đều có bán tại hóa chất 11B trên đường Tô Hiến Thành hay các bạn có thể mua lẻ tại chợ Kim Biên.
     
       +  Đây là công thức được tồng hợp từ một số nguồn tài liệu nước ngoài. Tuy nhiên, cái khó của bài tổng hợp này là độ nhớt cao của dung dịch nước rửa chén khi pha chế. Nếu các bạn sử dụng máy khuấy cơ thì không có vấn đề gì cả. Tuy nhiên, nếu sử dụng khuấy tay thì có thể gặp kho khăn vì rất khó khuấy cho đồng nhất được.
    
        +  Có thể hạ hàm lượng chất HĐBM xuống còn 12 - 15%. Nếu độ nhớt không đạt yêu cầu thì dùng dung dịch NaCl (ở dạng dung dịch bão hòa) thêm từng ít một vào đến khi đạt được độ nhớt như mong muốn. Cần tránh cho quá nhiều vì sẽ gây đục nước rửa chén thành phẩm.

Một nhận xét: Công thức tạm ổn nhưng quy trình quá phức tạp…Làm trong phòng thí nghiệm thì không sao, nhưng triển khai sản xuất thì không tốt

minh pha NaOH hoi wa tay,do PH=12,lam sao giam nhanh nong do bazo ma ko anh huong toi chat luong

thêm acid citric, nhưng việc này có thể sẽ ảnh hưởng lên độ nhớt sản phẩm. Good luck

Chào Các Bạn! Mình đang cần tìm mua Benzalkonium chloride (BAC), Benzethonium chloride (BZT). Thấy trong đề tài này các bạn có nói đến 2 chất đó, xin hỏi 2 chất này bán ở đâu vậy? Bạn nào biết chỉ dùm mình nha. Cám Ơn nhiều.

tôi cũng đang quan tâm đến vấn đề này, tôi cũng đã làm thử với công thức 50 g xút hòa tan trong 12 lít nước 30g Hec hòa tan trong 0,5lít nước 20g Laurin hòa tan trong 0,5lít nước 1kg Las hòa tan trong 1 lít nước 200g sôđa hòa tan trong 0,5lít nước 200g Na2SO4 hòa tan trong 0,5 lít nước Màu và mùi thứ tự pha như công thức trên. Nhưng khi có sản phẩm ra dùng thử thì thấy bị khô da tay. Có ai biết cách làm cho hết khô da tay chỉ giùm tôi với???

Nguyên nhân gây hại da tay có thể là độ pH trong nước rửa chén của bạn chưa được điều chỉnh về vùng thích hợp với da tay (7-9). Trong quá trình làm bạn phải vừa làm vừa kiểm tra pH liên tục. Ngoài ra, có thể hàm lượng nhóm sulfonat (LAS) trong sản phẩm của bạn cao, nhóm này kích thích hại cho da. Vì thế nên giảm hàm lượng LAS và thay thế dần bằng LES.

Vài ý kiến cá nhân.:24h_088:

Công thức của bạn: LAS: 6.16% SLES: 0.12% So với chuẩn bây giờ thường là LAS: 8-10 SLES: 4-8 Như vậy, sự mất cân bằng về hai chất tẩy rửa chính sẽ gây nên hiện tượng khô tay như bạn nói - là dư LAS nhiều (đây là chất tẩy rửa mạnh - đồng nghĩa với chuyện hại da tay) Ngày nay, người ta dùng nhiều các loại chất phụ gia để tăng cường ưu điểm và giảm bớt nhược điểm của chúng như:

  • APG (tên thông dụng) Alkyl poli glucoside: có khả năng tạo bọt tốt, êm dịu - giá = 3 lần LAS. dùng 4%.
  • Glycerin: 4%
  • CDE: chất tạo đặc Còn pH thì khoảng 6.5- 7 là OK. Rửa chén thì nên đeo găng tay bạn ạ, ít nhiều nó cũng ăn tay hà ! Chúc bạn thành công.

Em chào tất cả các pác a! Thấy trên diễn đàn các pác nói nhìu về sách của bác Hồ Tấn tài, vậy xin hỏi có pác nào có bản điện tử của sách này thì post lên mang cho anh em tham khảo với. Hoặc nếu không có bản điện tử thì em nhờ pác nào mua rùm em bản in cũng được. em ở HN mà. Nếu mua rùm em, xin các pac cho số tài khoản để em gủi tiền nhờ các pác mua. thanks. địa chỉ của em là: Nguyễn Quang Huy xóm 2 Hà Vĩ - Lê Lợi - Thường Tín - Hà Nội. Emaill: Daigiapolymer@yahoo.com mobile: 0932233292.

Sunlight có dùng NI chứ (CDE), ngoài ra còn dùng cả betain và Vit E để bớt khô da.

Các NI có khả tăng tẩy tốt các vết bẩn là dầu mỡ, nên vẫn thường được dùng trong nước rửa chén. Thường dùng hai loại chính dưới đây vì giá rẻ:

(1) CDE (CDEA): Coconut Diethanolamide. Ngoài khả năng tẩy vết bẩn còn có tính năng tạo đặc, tăng cường và làm bền bọt. Dạng coconut hay palm mạch C wide cut nên giá rẻ, hiện giờ chắc khoảng 1.2 usd/kg.

(2) Alcohol Ethoxylate: C12-C18, EO number từ 3 - 9. Tuy nhiên hay dùng loại EO 7 vì detergency tốt nhất. Loại này nếu là dạng cosmetics grade thì thường gặp những tên như: Laureth-7, Pareth-9, Steareth-21… như là emulsifiers. Giá loại này thì đắt hơn CDE một chút.

Các NI có ưu điểm là không bị giảm detergency khi gặp nước cứng và không làm khô da tay như LAS hay SLES. Thường được dùng chung với LAS và SLES vì tạo synergistic effect.

Đố các bạn biết trong các công thức của Sunlight có MgSO4 hoặc MgCl2, các chất này có vai trò chính là gì?

Sách của Hồ Tấn Tài rất hay nhưng hơi dàn trải và các công thức minh họa thì chưa được phân tích kĩ. Cuốn này mỏng nhưng lại ôm cả hai mảng là “tẩy rửa” và “chăm sóc cá nhân” nên không thể nào đi sâu được. Để tìm hiểu kỹ về nước rửa chén và các sản phẩm giặt tẩy khác (gồm cả nước xả vải, lau sàn, nước rửa kính… tóm lại là về home care), các bạn nên đọc bộ “Handbook of Detergent” gồm 5 volume trình bày rất chi tiết. Cuốn này trên mạng có link share, các bạn chịu khó google sẽ ra.

Bạn mua LAS và Lauryl sulfate về pha với nước là được. Nhớ lấy NaOH trung hòa LAS nhé.

Bạn để 1 thời gian thì nó sẽ trong lại thôi. Còn không thì bạn cho hương vào Tween 20 trước, sau đó khuấy đều rồi cho vào sp. Tỷ lệ hương : Tween 20 = 1 :2

Bạn muốn làm 2 thứ đó thì liện hệ với mình nhé. 0903592971