Hiện nay mình đang làm đề tài seminar về nước rửa chén bát, nếu bạn nào có thông tin gì về nước rửa chén thì cho mình xin…mình rất cảm ơn…
thành phần nước rửa chén las,sles,cde,betain (thương mại) mua las ở chợ kim biên (có tính axit) về trung hòa bằng NaOH đến pH 6-7 để khỏi ăn da tay, thêm chất tạo bọt, chất nhũ hóa. thêm mùi hương (hương chanh) bằng cách lấy vỏ chanh ngâm vào cồn. nếu không mua chai hương chanh hoặc hương xá xị ở chơ kim biên luôn. vậy là xong, có nước rửa chén xài. tham khảo thêm tạp chí cyberchem số 3. liên hệ mua ở phòng cyberchem, nhà A trường Đh KHTN 227 NVC
hello, về nước rửa chén thì bạn có thể tìm đọc trong sách CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA VÀ CHĂM SÓC CÁ NHÂN của bác Louis Hồ Tấn Tài. Bạn có thể tìm trong thư viện khoa Hóa trừơng DHBKTPHCM hoac liên hệ với tui qua email để tui tư vấn thêm cho.
Tôi muốn làm nước rữa chén cho gia đình sử dụng nhưng không biết cách làm có thể chỉ toi dược không Cám ơn nhiều
Hello
Khoang 10 nam truoc day lam nuoc rua chen song khoe, nhieu anh SV khoa HOA song duoc bang cach tu pha roi di BO MOI nuoc rua chen cho cac noi co NHU CAU cao nhu cac QUAN PHO…
Hien nay nuoc rua chen khong loi nhieu nua vi LAS va LES lam tu Dau mo va gia nguyen lieu tang trong khi khong the tang gia nuoc rua chen duoc.
-
Cach thuc che tao thi tigerchem da noi ro rọi Ban nao thich pha thi nen ra Kim Bien hoi. Noi chung gia LAS/LES va Huong thuong chiem nhieu nhat trong gia thanh. Nen them tripoly photphat de tang tinh tay rua. San pham cua My Hao thi LAS/LES khoang 8-10%
-
Co the trung hoa bang NaOH hay Soda deu duoc
-
Ngoai Na2SO4 la chat dien ly dung Lam dac thi co the dung NaCl (tuy nhien k nen dung nhieu qua nuoc rua chen se bi DUC). Co the test bang cach cho nuoc rua chen tu pha vao trong tu lanh, neu lanh roi ma van OK thi tot.
cho hỏi chất tạo bọt và chất nhũ hóa là gì em thấy trong thành phần có Sles,cde,betain.còn lúc pha chế ko thấy thêm vào lúc nào có thể nói kỉ hơn ko?
Chẳng tìm được nó là cía gì, Bạn xem tạm Theo các chuyên gia y tế, chất tạo bọt này là một dạng chất độc, không được dùng trong thực phẩm, nếu dùng có thể gây tổn hại đường ruột, gan. Kết hợp với một số hóa chất khác về lâu dài có thể gây ung thư. Tên của chất tạo bọt là Lauryl sunfate
Ùi tìm mãi mới ra nhưng vẫn chưa cụ thể lém hic Chất nhũ hóa( Emulsifiers) : Mono và diglycerit của axit béo. Chất tạo bọt: Chất chiết xuất từ Quillaia
Lauryl là nguyên tố gì nhỉ? Chẳng thấy trong bảng HTTH. Với cả CTHH thế nào nữa :mohoi (
Chất tạo bọt hình như là đây thì phải
cán ơn các bạn và các anh chị rất nhiều.cho minh hỏi vậy trong nước rữa chén thì vai trò của chất nhũ hóa là gi vậy
Vấn đề là tớ ko thấy ntố Lauryl trong bảng HTTH. CTHH của chất tạo bọt là NaC12H25SO4 =.= Phức tạp quá
Theo hiểu biết của mình thì chất bẩn trên một bề mặt (da, tóc, vải, sứ…) gồm các loại cơ bản:
- các chất bẩn cơ học trơ (VD cát): có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động cơ học như giũ, gột nước
- các chất bẩn có thành phần hóa học dạng ưa nước (tức là dễ hòa tan trong nước): có thể tẩy, rửa trôi bằng tác động của nước (cộng thêm tác dụng cơ học chà, vò nữa)
- các chất bẩn có thành phần hóa học dạng kị nước (dầu, mỡ…): các chất bẩn này không tan trong nước. Để nước có thể rửa trôi được chúng đòi hỏi sự có mặt của chất hoạt động bề mặt mà tác dụng chính của chúng là giúp hòa tan/rửa trôi được các thành phần kị nước này
Do vậy Thành phần cơ bản của bất kỳ một sản phẩm tẩy rửa nào: bột giặt, nước rửa chén bát, tẩy bồn cầu, xà bông tắm, dầu gội… luôn luôn là một chất hoạt động bề mặt.
Nổi tiếng trong số các chất hoạt động bề mặt có:
- Họ LAS trong đó lâu đời nhất là DBSA : dodecyl benzene sulfonic acide vốn chất hoạt động bề mặt thường dùng nhất trong sản phẩm tẩy rửa nhưng do có vòng benzen nên rất khó bị phân hủy trong môi trường tự nhiên sau khi sử dung.
Hiện nay các chất hoạt động bề mặt được ưa chuộng là
-
Sodium dodecyl sulfate (còn gọi là sodium lauryl sulfate hay SLS)
-
Ammonium lauryl sulfate
-
SLES: sodium lauryl ether sulfate : thường dùng hiện nay Công thức tổng quát là CH3(CH2)10CH2 (OCH2CH2)n OSO3Na tức gồm dây dodecyl sau đó đến n nhóm ether nối tiếp sản phẩm thường dùng nhất là n=3.
Hy vọng là tới đây bạn không hỏi “lauryl là nguyên tố nào trong Bảng tuần hoàn nữa”
Cần chú ý là đối với sản phẩm dùng cho cơ thể người (đặc biết là cho trẻ em hay trẻ sơ sinh) thì thành phần và hàm lượng chất hoạt động bề mặt cần được khống chết chặt chẽ. Ngoài ra trong các sản phẩm tẩy rửa có thể thêm vào
- Chất oxi hóa với hàm lượng phù hợp
- các enzym giúp phân hủy sinh học
Bên cạnh đó hai thành phần phụ không thểt hiếu là:
- Chất tạo mùi thơm
- Chất màu
Về chất tạo bọt thì bản thân các chất hoạt động bề mặt thường cũng tạo bọt và nhiều khi tính chất này không giúp cải thiện gì khả năng tẩy rửa cả (chỉ là cảm giác của người tiêu dùng). Trong một số sản phẩm thì tính chất này còn gây hại (như bột giặt cho máy giặt chẳng hạn) và cần được thay thế bằng chất hoạt động bề mặt ít hya không sinh bọt.
Về phân loại chất hoạt động bề mặt thì người ta chia làm ba loại:
- chất hoạt động bề mặt không ion
- chất hoạt động bề mặt ion (cation hay anion) hay trung tính hoặc có hai đầu chứa điện tích âm và dương nhưng trung hòa về điện tích khi xét toàn bộ phân tử.
Dưới đây ghi vài loại chất hoạt động bề mặt thông dụng (viết dựa theo wikipedia thôi)
Chất hoạt động bề mặt loại ionic Anionic (based on sulfate, sulfonate or carboxylate anions) Sodium dodecyl sulfate (SDS), ammonium lauryl sulfate, and other alkyl sulfate salts Sodium laureth sulfate, also known as sodium lauryl ether sulfate (SLES) Alkyl benzene sulfonate
Cationic (based on quaternary ammonium cations) Cetyl trimethylammonium bromide (CTAB) a.k.a. hexadecyl trimethyl ammonium bromide, and other alkyltrimethylammonium salts Cetylpyridinium chloride (CPC) Polyethoxylated tallow amine (POEA) Benzalkonium chloride (BAC) Benzethonium chloride (BZT)
Chất hoạt động bề mặt loại trung hòa điện tích Dodecyl betaine Dodecyl dimethylamine oxide Cocamidopropyl betaine Coco ampho glycinate
Chất hoạt động bề mặt loại không ion Alkyl poly(ethylene oxide) Copolymers of poly(ethylene oxide) and poly(propylene oxide) (commercially called Poloxamers or Poloxamines) Alkyl polyglucosides, including: Octyl glucoside Decyl maltoside Alcol béo (dây alkyl dài) Cetyl alcohol Oleyl alcohol Cocamide MEA, cocamide DEA, cocamide TEA
Mong các bạn tiếp tục cho ý kiến!!!
Vì sao có nhìu loại nước rửa bát lại làm hại da tay? Cái chất tạo bọt là NaC12H25SO4 có ăn mòn da tay như xút ko =.=
Thành phần chủ yếu là chất hoạt động bề mặt, tuy vậy nguyên liệu đầu vào thường là các axit của nó vì dụ là X-SO3H (X là đuôi hữu cơ). Khi sản xuất người ta phải trung hòa bằng NaOH hay Na2CO3 về pH=7-8.
Do vật tính ăn tay của nước rửa chén là do axit (khác với NaOH). Trong quảng cáo người ta hay nói loại này có vitamine E tốt da tay; thực tế theo mình nghĩ không có tác dụng gì (cũng giống nhũ các sản phẩm quảng cáo chiết xuất từ thiên nhiên vậy). Ta làm hóa học không nên nghe quảng cáo nhiều vì đó chỉ là marketing thôi.
Nếu các bạn tự làm nước rửa chén (nên làm cho biết) thì ra mua hóa chất về tự pha 1 lần.
thế thì quảng cáo nói láo à ! mình nghĩ là nó giảm nồng độ các chất ăn da mà hình như làm xà phòng thì phải đun cái đung dịch hữu cơ có nguyên tố Na phải ko :chocwe ( mình nghe thầy cấp 2 bảo thế
Nhắc lại ý kiến của mình (có lẽ phần viết phía trên không rõ ý lắm):
0/ Có thể nói khôn ngoa là toàn bộ nghành Hóa mỹ phẩm dựa trên các hiểu biết về chất hoạt động bề mặt.
1 / Chắc chắn là các chất hoạt động bề mặt có tác dụng với da. Theo hiểu biết bản thân mình thì cơ thể luôn tiết ra chất nhờn để giúp da giữ được độ ẩm cần thiết (ngay cả các bộ phận khác như tóc cũng vậy). Tất nhiên chất nhờn này nhiều hay ít phụ thuộc vào: * Vùng da (tay, chân hay mặt, cổ ) * Cơ địa của từng người * Thời tiết và lượng vận động (mồ hôi)
Do vậy nếu ta chăm sóc tóc hay da thì các chuyên gia cũng phân ra là da/tóc của bạn thuộc loại khô hay dầu… để có sản phẩm phù hợp.
Nếu thiếu các chất giữ ẩm này thì da khô. Nếu quá thừa thì bít các lỗ chân lông và gây cảm giác khó chịu.
2 / Theo mình biết thì nồng độ chất hoạt động bề mặt trong các sản phẩm tắm rửa vệ sinh cho trẻ sơ sinh và cho người có nồng độ chất hoạt động bề mặt thấp hơn nhiều so với nước rửa chén (8-10% tùy theo sản phẩm). Khi ta tiếp xúc lâu với nước rửa chén thì lớp dầu trên da bị mất đi gây cảm giác khô cho da.
3/ Mình không hiểu lắm bạn quanghuyhanhhoa nói gì (thế thì quảng cáo nói láo à ! mình nghĩ là nó giảm nồng độ các chất ăn da mà hình như làm xà phòng thì phải đun cái đung dịch hữu cơ có nguyên tố Na phải ko mình nghe thầy cấp 2 bảo thế)
Xà phòng là một sản phẩm có từ lâu trong lịch sử loài người do việc nấu xút với dầu mỡ động thực vật. Nguyên lý là phần ứng thủy giải các triglycerit (có trong sách Hóa lớp 12). sản phẩm se xhính là muối nảti của các axit hữu cơ có dây alkyl dài (gọi là axit béo). Ngày nay xà phòng không còn được hiểu với ý nghĩa đó nữa mà là các chất hoạt động bề mặt.
Nếu các bạn có dịp đến Nhà máy bột giặt như Viso, Daso, Lix tham quan sẽ thấy quá trình quan trọng là tạo dung dịch sau đó phun sương và sấy khô, cô đặc dung dịch NaLAS để tạo hạt bột giặt mà ta sử dụng. Để tạo hạt thì cần lò đun để sấy nóng không khí. Toàn bộ quá trình sản xuất bột giặt không có khâu nào đun nấu hóa chất cả.
4/ Khi ta làm nước rửa chén tại nhà các bạn nên lưu ý: phản ứng trung hòa axit bằng NaOH hay Na2CO3 sinh nhiều nhiệt (riêng Na2CO3 còn ra bọt khí nữa). Vừa làm vừa khuấy đều, kiểm tra pH liên tục bằng giấy pH. Các bạn nên đợi dung dịch nguội đi hẳn rồi mới lần lượt thêm các thứ theo thứ tự :
- Mùi (VD hương chanh)
- Màu (pha dung dịch từ bột màu) Sau khi trộn đều hết hãy cho cho chất làm đặc vào: chát địen ly, muối, PVA…
4/ Quảng cáo không nói láo nhưng họ thường không nói hết sự thật. Chúng ta học hóa thì phải cố gắng để hiểu được hết bản chất của vấn đề.
VD: sản phẩm này đậm đặc gấp 5 lần thực ra người ta chỉ tăng nồng độ chất HĐBM lên một chút thôi, nhưng tăng lượng chất làm đặc lên kết quả ra sản phẩm đặc hơn. Người tiêu dùng thì nhiều khi nghĩ là sản phẩm càng đặc thì càng hiệu quả nhưng trên thực tế không phải như vậy.
Kết hợp với bài trước mình nhắc lại là theo mình:
- Khả năng tẩy rửa của nước rửa chén không phù thuộc độ đặc của nó mà chỉ phụ thuộc nồng độ chất hoạt dộng bề mặt.
- Tính chất tạo bọt của chất hoạt dộng bề mặt không có tác dụng gì trong tẩy rửa hết.
Thân ái
Một số từ viết tắt LAS: linear alkyl benzen sulfonate (nổi tiếng nhất chính là DBSA, ngoài ra còn nhiều dẫn xuất khác cùng họ). Xem hình đính kèm : LES: lauryl ether sulfate
Thường sản phẩm thương mại là dạng axit, cần trung hòa trước khi dùng.
Chào các Bạn! Các bạn có thể cho mình hoi? Tại sao khi làm nước rửa chén thì lại có mùi khai của Amoni nhắc. Độ đậm đặc của nó và chất trong suốt của nó phụ thuộc vào chất nào vây. Tuy nhiên chất Na2SO4 và muối lạnh thì không đậm đặc tốt lắm! Các bạn nào biết thì trả lời dùm mình nhé! Xin cảm ơn nhiều!
Bạn pha không đung tỷ lệ mới xảy ra hiện tương đó bạn ạ.
Mến chào Bạn