núi lửa phun trào

nhớ là trước thầy dạy bài gì mà thầy bảo là đắp đất lên cho giống hình núi lửa rồi dùng hòa châtf gì đó cho vào, rồi … nó phun lên giống núi lửa phun trào dzị. Ai cho em biết đó là chất gì với!!!:24h_027:

hình như đó là phản ứng nhiệt nhôm đấy. cho bột FeO vào cùng với bột nhôm, sau đó dùng que Zn đốt nóng rồi nhúng vào hỗn hợp sẽ có hiện tượng trào à.

có thiệt như vậy ko anh goal?.Nhiệt lượng mà que zn sinh ra ko biết có dủ cho pứ ko .

Cái này em biết. Dạng phản ứng nhiệt nhôm, dùng CuO mạnh hơn nhưng làm núi lửa thì chỉ dùng FeO thôi, cho CuO nhiều mà mịn là nó dễ bùm lắm. Cái này em coi trên VTV2 tìm gần chết mới thấy - YouTube

59/ Núi lửa phun Lấy 100g mạt sắt mịn cùng với 50g lưu huỳnh bột. Trộn kỹ và đổ vào một chút nước nóng cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt. Sau đó, đặt hỗn hợp lên một đĩa hoặc khay sắt và lấy đất sét nhão trộn với những hòn sỏi nhỏ, đắp phủ lên hỗn hợp mạt sắt và lưu huỳnh, sao cho giống như một ngọn núi thực sự. Dùng que gỗ chọc từ miệng núi một lỗ, qua lớp đất sét. Sau 10 – 12 phút núi lửa tí hon bắt đầu hoạt động. Từ miệng phun, khói bốc mù mịt và “dung nham” phun trào ra dữ dội, giống hệt một ngọn núi lửa trong thiên nhiên, chỉ thiếu tiếng nổ. Giải thích: Fe và S sau khi tiếp xúc với nhau một thời gian ngắn, bắt đầu phản ứng tạo thành FeS. Phản ứng tỏa nhiệt làm nước bốc hơi và cũng nhờ nhiệt phản ứng mạnh, làm cả khối “sôi” trào ra ngoài.