nội chuẩn trong sắc kí lỏng

Em có 1 thắc mắc là khi e dùng phương pháp sắc kí khí để phân tích thì yêu cầu phải có chất nội chuẩn. chất nội chuẩn theo trong giáo trình ghi là không trùng với chất phân tích nhưng có mũi gần với chất phân tích. Em không hiểu lắm vì chưa thấy được vai trò thực sự của chất nội chuẩn ở đây làm gì? Có thể lấy chất nội chuẩn là chất em muốn xác định nhưng ở dạng tinh khiết không? Nếu không dùng có được không vì sắc kí lỏng đâu dùng tới chất nội chuẩn cũng phân tích được mà

[FONT=“Times New Roman”]chất nội chuẩn là chất có cấu trúc khá giống với chất phân tích,đựoc bỏ vào mẫu ngay tử đầu trứoc khi tách chiết.như thế,chấp nhận trong phép ly trích,clear up,chất phân tích và nội chuẩn mất như nhau.Do đó tỉ lệ chất phân tích/nội chuẩn đựoc giữ nguyên. không cần chú ý đến hiệu suất thu hồi. ví dụ,phân tích chloramphenicol ngừoi ta dùng nội chuẩn chloramphenicol-d5 thay thế 5 đồng vị của hidro bẳng 5 deuterium. bạn dựng đừong chuẩn có trục tung tỉ lệ Achuẩn/Anội chuẩn và trục hoành là nồng độ chất phân tích. -Trong sắc kí khí có 1 vấn đề khi bạn tiêm mẫu bằng tay do thể tích tiêm nhỏ nên ít khi bạn tiêm lặp lại.Do đó bạn phải dùng nội chuẩn vì lúc này dù có tiêm khác nhau về thể tích thì tỉ lệ của chuẩn/nội chuẩn vẫn là hằng số. -nếu bạn dùng luôn chất chuẩn để thêm vô ban đầu thì chỉ có ý nghĩa khi tính hiệu suất thu hồi mà ko loại được sai số do tiêm mẫu không lặp lại.Ngừoi ta thừong chọn nội chuẩn là các đồng vị hay đồng đẳng của chất phân tích.Nói chung như vậy để nội chuẩn có cấu trúc gần giống với chất phân tích.Mục đích để “hi vọng” rằng tưong tác của nội chuẩn và chất phân tích giông nhau đối với matrix và hệ số đáp ứng của detector là giống nhau. thân ái.[/FONT]

Bạn làm bài sắc ký khí chưa, tính toán xem độ lặp lại, độ tin cậy, sai số khi không có nội chuẩn là bao nhiêu. Từ đó mới nói ra vai trò của nội chuẩn được. Để trả lời câu hỏi trên của bạn, xin đưa ra các yêu cầu của các chất nội chuẩn Yêu cầu cho một chất nội chuẩn • Có tính chất hóa học,vật lý tương đồng với chất cần phân tích • Phải bền vững, có độ tinh khiết cao • Có thể nhận ra nó với cùng một loại đầu dò với chất cần phân tích • Không được ra khỏi cột cùng lúc với chất phân tích • Nồng độ chất chuẩn phải thích hợp • Chất phải sẵn có (tốt nhất là có sẵn trong mẫu) Bạn có thể tham khảo thêm ở các link sau

http://www.chemistry.adelaide.edu.au/external/soc-rel/content/int-std.htm Hi vọng được thảo luận thêm cùng bạn :nhau (

-trời,chất nội chuẩn mà phải có sẵn trong mẫu hả??? dậy cho hỏi bạn dựng đừong chuẩn như thế nào?rồi đánh giá sai số như thế nào nếu có chất phân tích và chất nội chuẩn cùng trong mẫu.những yêu cầu trên tui đồng ý chứ yêu cầu chất nội chuẩn nằm trong mẫu thì chưa nghe bao giờ

Xin chào, Tôi nghĩ yêu cầu của nội chuẩn như thế này:

  1. Không có mặt trong mẫu (mà phải được cố ý thêm vào).
  2. Tín hiệu phân tích của nội chuẩn phân biệt rõ với chất phân tích và các tạp chất khác trong mẫu (tức là peak nội chuẩn phải đẹp, đối xứng, đường nền xung quanh nên phẳng, không trùng hay xem phủ với bất kỳ chất nào khác).
  3. Thời gian lưu càng gần với chất phân tích càng tốt (có nghĩa là trùng luôn thì càng tốt, ai thắc mắc chỗ này thì hãy xem và suy nghĩ kỹ điều 2 bên trên).
  4. Lượng nội chuẫn bằng nhau trong tất cả các dung dịch chuẩn và mẫu (thực hiện điều này không dễ).
  5. Nồng độ nội chuẩn nên có để tín hiệu phân tích nằm khoảng 1/3 của đường chuẩn chất phân tích. (tôi không đặt quan trọng về đáp ứng độ nhạy, nhưng cần phải chú ý lượng nội chuẩn không quá nhiều để ảnh hưởng đến vấn đề truyền khối trên cột tách).

Bạn cần phân biệt 2 ứng dụng khác nhau của 1 chất thường gọi là “nội chuẩn”: surrogate và internal standard. Nếu dùng một chất với chức năng kiểm soát các quá trình chiết tách làm giàu… thì đó là surrogate, lúc này bạn cần tính chất vật lý, hóa học… của surrogate càng giống chất phân tích càng tốt. Thường thêm surrogate trong quá trình xử lý mẫu, thêm vào giai đoạn nào tùy bạn muốn kiểm soát cái gì. Nếu dùng một chất để kiểm soát độ lặp lại của quá trình tiêm mẫu thì đó là internal standard. Thêm internal standard vào mẫu ngay trước khi phân tích. Trong thực tế thì nhiều người dùng surrogate và IS cho cùng 1 mục đích và vì thế dần dần sinh ra nhầm lẫn chức năng giữa chúng. Người ta có thể dùng nhiều surrogate hay/và IS trong cùng một mẫu tùy vào mức độ phức tạp của mẫu đó và số lượng/tính chất chất cần phân tích. Thân ái

Với câu trả lời như vậy nhưng em vẫn chưa thấy được vai trò của chất nội chuẩn ở đây, ai có thể nói rõ chỗ này không . không có dùng nội chuẩn có được không. Mà tại sao chỉ trong sắc kí khí mới cần nội chuẩn mà sắc kí lỏng không cần. Thêm nữa, ở trong bài thực tập định danh 6C từ hexan đến undecan, tại sao lại phải dùng 2 chất nội chuẩn là C7 và C8, dùng 1 chất không được sao Thanks

Chào bạn! Bài thực tập GC tách n-alkane từ C6-C11 không hề đề cập tới mục tiêu định lượng nên không có quy định dùng C7 và C8 làm nội chuẩn. Bạn có lẽ nên đọc thật kỹ bài thực tập và những gì các thành viên chemvn khác post lên thì mới hiểu. Trong LC, bạn dùng loop 20 uL là một thể tích cố định, nếu thao tác tiêm mẫu là “phù hợp” thì thể tích mẫu vào cột luôn là 20 uL. Vậy thì có cần nội chuẩn không? Thân ái

em có thắc mắc một chút ở chỗ lượng chất cần định phân và lượng chất nội chuẩn đều lấy là ppm. Khi pha dung dịch, 1dd ko có nội chuẩn và 1 có nội chuẩn, nhưng lượng dd cần định phân thì phải ko đổi, vậy người ta dùng cách nào để bảo đảm được lường đó trong 2 mẫu pha là như nhau ( nếu cũng dùng cách tiêm lặp bằng tay thì có chính xác ko ? ) >.<" nếu em có nghĩ sai ở đâu thì xin chỉ bảo

Như vầy hen: em có 2 lọ dung dịch chuẩn & nội chuẩn có nồng độ đã biết VD 100ppm. Khi em pha dung dịch chuẩn có nồng độ khác nhau bằng cách dùng micro pipette hút các thể tích khác nhau trong lọ đựng dung dịch chuẩn thì em cũng dùng micro pipette hút cùng 1 thể tích dung dịch nội chuẩn cho vào tất cả các dung dịch chuẩn vừa pha lẫn các mẫu sẽ phân tích. VD 1-1; 2-1; 3-1; 5-1 …

Như vậy lượng nội chuẩn trong các dung dịch chuẩn là cố định, chỉ có tỷ lệ nồng độ chất phân tích/nồng độ nội chuẩn (so sánh bằng S peak hay h peak) là thay đổi. Đường chuẩn sẽ dựng trên tỷ lệ nồng độ chất phân tích/nồng độ nội chuẩn. Trong dung dịch mẫu thì tỷ lệ nồng độ là x-1. Thay vào đường chuẩn tính được C mẫu.

Trong SK lỏng ta dùng nội chuẩn vừa để tránh sai số do tiêm tay vừa tránh trường hợp dung môi bay hơi làm thay đổi nồng độ dung dịch. Khi làm thực nghiệm ta sẽ thấy 1 bộ auto sampler có khoảng 50-100 ô, ở những ô sau thì phải rất lâu sau mới hút đến do 1 SK đồ chạy từ 5 đến 10 phút, cá biệt có những SK đồ chạy cả 100 phút.