Nhựa polyester không no

Xin chao tat ca dien dan! Tôi đang làm luận án về polyester không no sử dụng trên vật liệu cốt dệt (sợi cũng là polyester). Trong luc tìm tài liệu thì biết được diễn đàn. Bạn nào có tài liệu về nhựa polyester không no cử dụng trong lĩnh vực composite thì chia sẻ với mình. Cảm ơn trước.

Nhựa polyester không no dùng trong lĩnh vực composite có thể tìm thấy qua datasheet của nhựa polyester không no.

Xin cho hỏi mục tiêu của bạn là nghiên cứu chế tạo vật liệu hay ứng dụng vật liệu này cho một thiết kế kết cấu hay nghiên cứu cơ lý tính của vật liệu này?

Hiện tại ở VN, nhựa polyester chủ yếu nhận từ Đài loàn về nên có một thông số kỹ thuật giống nhau.

  • polyester không no là loại polymer có mang orthophtalic trong mạch chính, có 30-35% styrene monomer, pha sẵn 0,5 chất xúc tiến Cobalt nathtalene, dùng đóng rắn là methylethylketoneperoxide (MEKPO- loại 55) với lượng 1%. Các thông số kỹ thuật khác của nó trước khi dùng : Chỉ số acid : 20-28 KOHml/g Hàm lượng chất bốc: 35-40 Màu: hồng đục ( loại có pha parafin wax), trong ngã tím ( không parafin wax nhưng có pha sẵn chất xúc tiến) Thời gian gel ( ở nhiệt 30oC, ẩm RH=60, với 1% xúc tác MEKPO ): 30 phút. Nhựa chủ yếu dùng tại việc Nam cho gia công theo kiểu “hand lay up”- nghĩa là lăn ép bằng tay. Không thấy nhựa dùng cho gia công theo kiểu đúc chảy, ép hút chân không.

Nếu bạn ở Sài gòn, nhựa có thể tím mua ở chợ Kim Biên. Giá dao động từ 35000-45000d/lít kém với MEKPO.

Vô cùng cảm ơn bạn vì những thông tin về nhựa polyester không no. Tôi đang làm đề tài ứng dụng với nhựa polyester không no nhưng biết rất ít về nó. Mục tiêu của đề tài là sử dụng nhựa polyester không no để tạo liên kết và tăng tính chất cơ lý cho vật liệu dệt (nguyên liệu là sợi polyester). Bạn có thông tin nào về loại nhựa này thì có thể chia sẻ thêm được không. (Nếu có được Công thức cấu tạo và các tính chất của loại nhựa này thì càng tốt.)

Mình cũng biết sơ về polyester nên có thể đóng góp cho Thienduvan một ít thông tin cơ sở, nếu bạn thực sự muốn tìm hiểu một cách sâu sắc tầm quan trọng của từng yếu tố trong tổng hợp và gia công polyester, tạo composite … của polyester nói chung và unsaturated polyester nói riêng thì tiếp tục thảo luận nhé.

Unsaturated polyester (UP) thuộc loại polymer nhiệt rắn (thermosets) sử dụng làm đầu máy xe (engine part), vỏ bọc (cover), hộp ngắt điện (electrical terminal box), bể bơi nhân tạo (swimming pool), thuyền, vỏ container xe tải …

Sự hiện diện của double bond trong UP giúp có thể xử lí crosslink với monomer thông qua cơ chế gốc tự do.

Hoạt tính, độ nhớt, cũng như tính chất của sản phẩm UP resin cuối có thể điều chỉnh bởi các thông số:

  • Cấu trúc hợp phần hóa học (chemical composition): Chẳng hạn như UP sẽ dẻo, có độ uốn cao khi trong hợp phần có mạch thẳng no (aliphatic), có tính bền nhiệt nhờ các vòng aromatic, hay khả năng khâu mạng lớn khi có nhiều double bond trong mạch polymer.

  • resin molecular weight

  • Bản chất và nồng độ của crosslinking monomer (chứa ít nhất một double bond).

Đối với crosslinking monomer, thường dùng styrene thêm vào với nồng độ khoảng 25 – 45% khối lượng hệ.

Đối với xúc tác peroxide, cơ chế được mô tả qua đoạn flash sau (các bạn click chuột để add peroxide vào hệ nhé): [FLASH]http://www.specialchem4polymers.com/documents/indexables/contents/43/images/UPRXlinking.swf[/FLASH]

Hai qui trình gia công chính đối với UP là:

  • Gia công lạnh (cold process)

  • Gia công nóng (hot process)

Xử lí Polyester resin tiến hành bởi cơ chế gốc tự do, với sự hiện diện của monomer (thường là styrene) có khả năng linking với mạch polyester. Monomer cũng có thể đóng vai trò như solvent để điều chỉnh độ nhớt của hệ.

Khơi mào cho phản ứng tạo polymer bằng organic peroxide. Trong gia công lạnh, phản ứng được khơi mào bằng cách thêm vào muối kim loại hay amine, phụ thuộc vào loại peroxide sử dụng.

Thường có thể dùng chất khơi mào từ 1-3% về khối lượng tùy thuộc vào độ sạch của resin. Đối với chất xúc tiến (accelerator) như trường hợp trên là ion Cobalt thường sử dụng từ 0.25-4% tùy thuộc vào hàm lượng kim loại cho phép trong hệ polymer cuối (~1%).

Đây là những thông số cơ bản nhất liên quan trực tiếp đến phản ứng polymer hóa. Ngoài ra còn các thông số trong quá trình gia công, quá trình lưu trữ … cũng đặc biệt quan trọng, nếu muốn anh em cùng thảo luận tiếp.

Thân ái.

Cảm ơn bạn nhiều! Tôi đang tìm hiểu về các điều kiện ảnh hưởng tới quá trình gia công của nhựa PEKN. Nếu bạn có thêm thông tin gì thì có thể chia sẻ với tôi.

  • Như Teppi đã nói: Nhựa PEKN ở Việt nam thường sử dụng cho gia công bằn tay, sử dụng chất khởi đầu là MEKPO có thể đóng rắn ở nhiệt độ thường. Vậy bạn có thể cho tôi biết các điều kiện ảnh hưởng trong quá trình gia công loại nhựa này không.
  • Loại nhựa PELN mua trên thị trường có màu hồng nhạt là loại nhựa nhiệt dẻo hay nhiệt rắn. Ngoài ra bạn có thêm thông tin gì về các điều kiện gia công của nhựa PEKN thì có thể chia sẻ với mình nhé. Thank!

PEKN - tên gọi khác UPE. Nhựa bạn thấy khi mua màu hồng là một loại dung dịch prepolymer ( gồm polyester không no, dung môi -comnomer styrene, chất xúc tiến Cobalt Nathalene, sáp tan parafin) Màu hồng là do sáp gây nên.

Polyester không no là loại nhựa nhiệt rắn nhưng chưa được đóng rắn. Nếu gia nhiệt hoặc bị để lâu, nó có khả năng khâu mạch và trở nên không tan chảy khi bị gia nhiệt hhoặc khi ngâm trong dung môi hữu cơ.

Điều kiện gia công gây ảnh hưởng:

  • Độ ẩm: ẩm càng cao thì càng bị đục, chậm khô mặt
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ càng cao thì càng mất mmonomer do bay hơi và nhanh gel.
  • Lượng chất khơi màu cho vào: cho càng nhiều thì càng mau bị gel và tỏa nhiệt lớn–> gây nứt
  • Không khí: Chỉ xảy ra cho nhựa không có pha parafin- bề mặt sẽ không khô cứng.

Câu hỏi thú vị là tại sao có cần có parafin để khô mặt ? Co 1liên quan gì đến cơ chế phản ứng trùng hợp không? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu.

Ngoài các điều kiện môi trường gia công như trên, đương nhiên bạn cần phải tối ưu các thông số khác quan trọng hơn, như nhiệt độ gia công, thời gian, hàm lượng filler, hàm lượng accelerator, hàm lượng initiator … Tất cả các thông số này ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, phụ thuộc vào chính bản chất cấu trúc của chúng. Đặc biệt về nhiệt độ gia công, do phản ứng crosslinking giữa unsaturated polyester với styrene tỏa nhiệt. Chính lượng nhiệt này làm xúc tác chủ yếu cho quá trình đóng rắn hệ thống (vì lượng nhiệt phân tán đều trong hệ).

Câu hỏi thú vị là tại sao có cần có parafin để khô mặt ? Co 1liên quan gì đến cơ chế phản ứng trùng hợp không? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu.

Paraffin dùng làm phụ gia trong gia công UP nói riêng, và các phản ứng gia công sử dụng radical initiator là peroxide nói chung, có hai mục đích:

  • Một phần làm chất bền nhiệt, giúp điều khiển được sự đóng rắn hệ thống. Vì bản thân paraffin có khả năng hấp thụ nhiệt. Nhưng yếu tố này đóng vai trò thứ yếu.

  • Yếu tố quan trọng hơn, đó là trong suốt quá trình gia công, parafin sẽ bị nổi lên bề mặt, và đóng vai trò như một lớp bảo vệ bề mặt, chống lại sự thẩm thấu của oxygen không khí vào hệ. Như ta đã biết, bản thân Oxygen trong không khí có thể gây phản ứng tắt mạch, nhất là đối với các chất khơi mào dạng peroxide:

R* + O2 –> R-O-O* R-O-O* + R* –> Termination

Nhưng cũng nói thêm, rằng lượng paraffin dùng cần được xử lí tối ưu, vì đối với các sản phẩm cần có độ trong, khi gia công, nếu thêm paraffin (dù ở hàm lượng thấp) cũng làm cho sản phẩm đục đi. Và ta thường phải đi đánh cát (sanding) cho vật liệu bóng hơn.

Hướng công nghệ ngăn chặn tác dụng của oxygen mà ko dùng paraffin đang được nghiên cứu và phát triển, đó là thêm vào hệ non-air-inhibited agent. Một trong các hướng đó là thay thế paraffin bằng allyl ether. Điểm nổi bật của hướng này là trong suốt quá trình gia công, non-air-inhibited agent cũng trôi lên surface, và phản ứng oxygen không khí hỗ trợ tạo radical cho phản ứng polymerization.

Một vài ý kiến góp vui :24h_057::hun (

Vậy ta có thể sử dụng nhiệt độ để gia công đóng rắn cho loại nhựa này. Tuy nhiên sau khi gia nhiệt có ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm không? Các điều kiện khi gia nhiệt như thế nào? Tôi đã thử sử dụng nhựa với nồng độ MEKPO 0.5% nhưng sau khi đóng rắn sản phẩm vẫn bị dính có thể là do chất khởi đầu chưa đủ, hay do chưa dử khô? Sau khi gia công có thể sử dụng hóa chất gì để rửa PEKN trên dụng cụ.

  • Sản phẩm vẫn bị dính –> ở đây có phải là dính ướt trên bề mặt nơi phơi ra trong không khí (A)? Hay là dính giữa nhựa với khuôn (B)? A: Bạn nên xem lại nhựa bạn mua là mã hiệu gì ? Nếu không thể, hãy dùng màng chiếu slide film để đậy, che lại sau khi đổ /đúc hoặc pha thêm 0,1% sáp parafine trước khi dùng. Một điều nữa cần lưu ý, đa số trướng hợp chổ thì đóng rắn, chỏ thì còn chưa đóng rắn hoàn toàn thương xảy ra khi trộn không đều chất khơi mào. Vì do lượng chất khơi mào cho vào rất ít và nhựa UPE thì đặc nên cần phẩi khoấy kỹ trước khi dùng. Nếu làm kiểu handlay up thì lượng pha cần chia làm từng đợt để tránh nhựa đóng rắn rồi mà vẫn khônng kịp layup hoặc không dùng hết. (B): chuẩn bị chống dính khuôn trước khi dùng chưa đạt. Chất chống dính còn ướt chưa khô. chất chống dính bị tan trong dung môi styrene có trong nhựa. Chất chống dính không tương thích nên làm nhựa không thể đóng rắn được.

  • Lượng dùng nhỏ hơn 50gr thì có thể pha đóng rắn lên 0,7-1,0%

  • Gia nhiệt không tốt khi sản phẩm mỏng, không có độn gia cường–> Cong vênh, ngót,nứt. Quá trình ổn định (postcure ) có thể ủ nhiệt ở 70 độ C.

  • Rửa dụng cụ : acetone ( cần an toàn), toluene

Khi gia công tạo mẫu composite theo phương pháp lăn ép (hand layup), có một số điều bạn cần lưu ý:

  • Tấm vải polyester cần có độ ẩm dưới 5%
  • Trong gia cồng bằng phương pháp lăn cán ( hand layup), việc cho nhựa vào cần tính trước các tỷ lệ nhựa/sợi theo khối lượng. Trong các nghiên cứu thực hành trước đây, tỷ lệ khối lượng dùng trong hand layup là 5/5 -6/4 và 7/3 nhựa/sợi.
  • Không để có hiện tượng bọt khí giữa các lớp vải. Trong lúc lăn ép, cần tiến hành lăn đuổi bọt khí theo một hướng từ tâm đi ra.
  • Khi lăn tẩm nhựa, tấm vải cần phải được bảo đảm được thấm nhựa hoàn toàn.
  • Nếu gia công tạo mẫu composite có chiều dầy trên 3mm thì cần tiến hành 2- 3 lần lăn ép lớp mới chứ không nên thực hiện 1 lần duy nhất cho tất cả các lớp vải.
  • Trong quá trình làm nếu nhựa đã bị gel ( chưa tới mức đóng rắn sâu) thì không dùng tiếp nhựa này cũng như dừng nay thao tác và làm sạch gel trên bề mặt tấm vải.Tệ quá thì bỏ mẫu đó làm lại mẫu khác.
  • Không dở khỏi khuôn khi tấm mẫu còn nóng.
  • Khi tháo khuôn, dùng dao thái lan khẽ tách 4 mép gở 4 góc trước rồi vẹt theo cạnh đi đều vào tâm.
  • Mẫu cần được để trong tủ sấy ở 60 độ C thêm 1 ngày hoặc 7 ngày ở nhiệt độ thường rồi mới cắt cưa phay tiếp theo.

Những thắc mắc có thể đặt ra cho bạn trong quá trình phản biện trước hội đồng và từ các bạn trong diễn đàn:

1) Tại sao không nên để mẫu có bọt khí?
 2) Tỷ lệ nhựa sợi có ảnh hưởng gì đến trong gia công và kết quả độ bền vật liệu?
 3)Các hạt gel trong mậu có ảnh hưởng gì đến mẫu hay gia công? 
 4) tại sao không dở mẫu ra khỏi khuôn khi còn nóng?
 5) Tại sao phải tách ra ở 4 mép trước rồi mới vẹt tách theo cạnh?
 6) độ dày của mậu ở tâm khác biệt so với độ dày ở mép? Lớn hơn hay nhỏ hơn?

Hy vọng bạn có thể trả lời và chia sẻ với các bạn trong này từ kết quả thí nghiệm của bạn trong quá trình làm mẫu.

  • Nếu còn bọt khí trong nhựa sẽ ảnh hưởng tới tính chất cơ lý, làm cấu trúc sản phẩm bị yếu.
  • Theo tôi loại nhựa này sau khi đóng rắn rất dễ gẫy vỡ. do vậy tỷ lệ nhựa và sợi có ảnh hưởng rất lớn. Tôi đã từng đổ nhựa lên sợi polyester dạng lưới, sau đó phơi khô (không ép). Sản phẩm thu được bị giòn và giảm hẳn độ bền của vải so với trước khi sử lý. Các mẫu có ép không sảy ra hiện tượng này (độ bền có tăng lên). Vậy tôi muốn hỏi thời gian gel hóa sau khi nhúng nhựa của loại nhựa này là bao lâu? Thời gian để tạo liên kết là bao nhiêu lâu? Có cần phải gia nhiệt để tạo liên kết cho loại nhựa này không?

Lý thuyết như Các Bác đã nói Thực tế như sau: Nhựa UPE có nhiều mã số, tùy từng loại sản phẩm chọn mã số khác nhau. Composite được tạo thành: nền là nhựa (có thể là UPE , EPOXY,…) và cốt ( Sợi thủy tinh, đay, cacbon,…)

Gia công như sau: -Nguyên liệu: Gelcoat Nhựa Sợi Đóng rắn( nếu upe thì MEKPO 1% , Epoxy thì polyamid 10- 15%,…) Độn: Bột đá, talc, MnO,… Chống dính: Wax8, Parafin,… -Dụng cụ: Con lăn sắt có rãnh khía Kéo sắt Ca nhựa Con lăn nĩ …vv Cách làm: B1 - chuẩn bị khuôn, B2- Chống dính bề mặt khuôn cho đều B3-Phủ hoàn thiện bề mặt 1 lớp Gelcoat (Pha trộn gelcoat với đóng rắn giống nhựa) để khô hoàn toàn B4- nhanh tay -lăn nhựa cho ướt , phủ sợi rồi lăn nhựa , dùng con lăn sắt miết đi miết lại lấy bọt khí- lăn từng lượt dứt khoát , thao tác càng nhanh càng tốt. Tiếp tục phủ lớp sợi thứ 2, rồi đến thứ 3,4,… Cho đến khi đạt độ dày yêu cầu B5- Thoát khuôn B6- Hoàn thiện sản phẩm Muốn có sản phẩm đẹp thì phải có kinh nghiệm- Nôm na như vậy, Nhờ các bác bổ sung

Bạn đã chia sẻ được sự quan trọng của việc tránh có bọt trong mẫu. Yếu tố kinh nghiệm trong làm mẫu và gia công sản phâm composite rất sát và giống nhau.

  • Có bọt trong mẫu dẫn đến hậu quả làm giảm tính liên kết giữa nhựa- sợi/hạt gia cường. Thường có hai trường hợp: bọt trong nhựa nền và bọt giữa hạt/sợi với nhựa. Thao tác lăn ép tay đúng sẽ giảm hiện tượng bọt trong nhựa nhưng không khắc phục 100% bọt giữa nhựa/sợi(hạt).
  • Tỷ lệ nhựa sợi quyết định đến mật độ thưa hay sít đặc của thành phần gia cường và cũng ảnh hưởng lên tính liên kết giữa các cấu tử gia cường. Nhựa đóng vai trò như chất kết dính và là môi trường truyền dẫn ứng lực.

Cứ thử tưởng tượng bạn có một bó đũa. Nếu dùng tay bẻ gãy từng chiếc đũa thì OK. Nếu dùng hai tay bẻ cả bó thì cũng có chiếc gãy chiếc không. Nhưng nếu cột lại hai đầu bó đũa bằng sợi dây thun rồi kêu ai đó tay khỏe để bẻ thì họ chào thua. Như vậy, trở lại vật liệu composite, nếu không có đủ nhựa trong hệ , các cấu tử gia cường bị ứng suất cục bộ cao dễ dẫn đến gảy đứt. Hệ đan chặt có gắn kết tốt sẽ giúp lan truyền ứng lực và làm triệt tiêu hay phân nhỏ ứng suất tác động lên các cấu tử thay vì chỉ một cấu tử gia cường phải chịu.

Vẫn trở lại câu hỏi ban đầu. Bạn xử lý nhựa lên vải hay bạn tạo vật liệu composite dạng lớp? Nếu bạn xử lý nhựa lên vải thì yếu tố cơ lý nào bạn muốn hay kỳ vọng sẽ được cải thiện? Nếu bạn tạo vật liệu conmposite dạng lớp với nền là nhựa polyester không no, gia cường bằng các lớp vải polyester theo phương pháp nhúng rồi xếp vải lên là không hiệu quả cho lắm. Bạn cần tạo mẫu theo phương pháp lăn ép với những công cụ truyền thống (có từ 1945) như mô tả của bạn thunguyen.

Để ước lượng được mình có thể cải tiến được bao nhiêu và tính chất gì sẽ cải thiện tốt và nhiều, bạn cần nắm rõ tính chất ban đầu của nguyên liệu mình dùng.

Vải polyester bạn sử dụng có kích thước ô lưới là bao nhiêu? Hay mật độ sợi là bao nhiêu? Sợi có độ bền kéo là bao nhiêu? Vải có độ bền đâm xuyên / độ bền kéo đứt là bao nhiêu? Nhựa polyester dùng có độ bền uốn/độ bền kéo/độ dãn kéo là bao nhiêu?

Căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp,các thanh viên trong forum có thể giúp bạn tốt hơn.

Tôi muốn hỏi bạn một câu rằng, trong quá trình gia công composite, ta có hai dụng cụ là con lăn sắt và con lăn nỉ. Vậy tại sao không dùng một loại con lăn mà phải có hai loại con lăn? Con lăn nỉ có công dụng như thế nào trong quá trình gia công?

Nếu không có sẵn trong tay gelcoat thì ta có thể tự mình tạo gelcoat không?

Nếu phải gia công lăn ép bề mặt đứng hình trụ có độ dày 8mm cao 2m, diện tích 6,28 mét vuông, theo bạn, trong thực tế, người ta có phải thực hiện lăn ép lớp thứ 1, lớp thứ 2 , thứ 3 … liên tục cho đến khi đạt độ dày yêu cầu không? Nếu không thì tại sao? Hay có hiện tượng gì xảy ra không?

Mình không không giỏi polymer cho hỏi cái, Phản ứng khâu mạng là tỏa nhiệt, nên mình phải làm lạnh bên ngoài để tạo điều kiện cho nhiệt thoát ra, chứ sao lại phải tiếp thêm nhiệt? Nếu nó là xúc tác cho khâu mạng, vậy nó xúc tác ra sao?

Àh, ở đây là xúc tác cho quá trình gia công, bao gồm cả phản ứng khâu mạng. Vì UP có độ nhớt cao, nhưng lượng chất khơi mào rất nhỏ, đòi hỏi phải gia nhiệt để làm tăng động năng phân tử, giảm độ nhớt. Phản ứng khâu mạng là tỏa nhiệt nên có thể làm tăng động năng cho toàn hệ thống. Mặt khác, ta gia nhiệt thêm bên ngoài để có sự phối trộn đều hơn.

Đó là xúc tác trong các hệ phản ứng cao phân tử. :welcome (:24h_057:

Mình hiểu là khi gia nhiệt thì nhựa đóng rắn sẽ nhanh hơn, nhưng vẫn chưa hiểu cái “xúc tác”. Tại vì khi cho peroxide vào tạo gốc tự do–> gốc tự do sẽ tác kích tiếp vào nối đôi C=C của mạch. vì các mạch polymer nằm kế nhau, thì gốc tự do cứ việc lan truyền cho tới khi đóng rắn. đâu cần độ nhớt thấp để cho gốc tự do chạy đâu. phải không ?

Trong phản ứng gia công các hợp chất cao phân tử, yếu tố động năng để các phân tử tương tác phản ứng quan trọng hơn nhiều so với hiệu ứng nhiệt của phản ứng sinh ra.

Phần trăm peroxide thường dùng từ 1-4%, mặt khác UP có độ nhớt cao, nên việc khuếch tán hoàn toàn peroxide vào UP cũng là một vấn đề !!!

Trong khâu phối trộn, luôn phải đạt được mức độ phân tán của UP, dung môi cũng như comonomer polystyrene, và peroxide.

Hoàn toàn không đơn giản như bạn nói, là chỉ khơi mào cho một mạch polymer, lập tức các mạch polymer khác nằm kế nhau sẽ phản ứng … Vấn đề phải khuếch tán đều peroxide ra toàn khối, thì sản phẩm mới có độ polymer hóa cũng như đóng rắn đồng đều.

Có thể dùng từ “xúc tác” ở đây dễ khiến bạn thấy mâu thuẩn so với kiến thức lý thuyết được học trên trường ở phần đại cương. Nên mình nghĩ thay thế bởi từ “xúc tiến (động từ)” (accelerate), như thế có vẻ vượt qua mọi khúc mắt của các bạn.

Thân ái. :021_002:

Tôi sử dụng nhựa PEKN để gia tăng độ bền cơ lý của vải lưới được dệt bằng sợi polyester filament. Sợi được dệt thưa,khoảng cách sợi 10mm. Vậy Teppi có thể cho biết cách gia công của nhựa sẽ như thế nào?

Wow,với khoảng cách sợi hay kích thước ô như vậy, theo tôi hiểu là bạn không tạo ra một vật liệu composite có nền liên tục là nhựa polyester không no được gia cường bằng sợi vải polyester. Sản phẩm vừa rồi của bạn tấm vải sợi tẩm nhựa. Nếu là vậy, 100% là không thể dùng loại nhựa nhiệt rắn này để làm tăng độ bền cơ lý của nó. Nếu để tăng độ bền cơ lý, chủ yếu là bền kéo, bền xé và bền đâm xuyên, bạn cần xem lại đường kính sợi, chiều dài sợi đơn trước khi bện. Đường kính sợi bện càng lớn, sợi đơn càng nhỏ và dài, và các sợi đơn được bện chặt hay liên kết tốt với nhau thì độ bền kéo của vải dệt càng cao. Đã là vải thì yếu tố dẻo dai là quan trọng. Do đó, thành phần gia cường cho vải sợi polyester cũng phải có tính mềm dẻo và dai cao. Trong thực tế, có các cách để tăng cơ lý của vải:

  • pha sợi nylon hay kelvar với sợi polyester trong khi bện thành sợi lớn
  • giảm kích thước ô ( đan dệt sít lại)
  • dệt sợi polyester chung với các sợi khác như từ nylon, kelvar
  • dệt sợi theo hướng 3D hay có cấu hình ô lưới 3 chiều
  • áo sợi bện với màng polymer nhiệt dẻo như LLDPE
  • tẩm và lưu hóa latex cao su epoxy hóa
  • tẩm bitumen
  • tẩm nhũ tương polyvinyl acetate

Tùy vào mục đích sử dụng, bạn nên cân nhắc chọn cách xử lý thích hợp như những ý nêu trên.