chao cac ban minh la thanh vien moi tham gia minh nghi rang viec the gioi dung xang dau lam chat dot thi truoc sau gi nguon nguyen lieu nay cung can kiet phai ko? vi vay minh muon trao doi voi cac ban chung ta cung suy nghi xem co cach nao thay the nguyen lieu nay ko? rat mong su dong gop y kien cua cac ban :ngu9 (
Thì hiện nay người ta cũng đang ngiên cứu sao cho trong tương lai dùng Hidro để thay xăng đấy thôi, nếu bạn chịu khó đọc sách báo và xem TV thì biết ngay thui mà. Mà mình cũng có 1 chút để nói về cái ni bạn xem thử nhé
Có 1 loại tảo nước ngọt , nó có thể đem năng lượng mặt trời để chuyển hóa thành hidro , còn hidro lại đc coi là nhiên liệu tương lai Những loại thủy tảo có 1 loại cơ chế công tắc phân tử. Trong đk bình thường nó mở ra tác dụng quang hợp đem năng lượng mặt trời chuyển hóa thành oxi. Vậy mà trong đời sống của chúng ở ao hồ , nếu như chúng thiếu lưu huỳnh để sinh tồn , thì tác dụng quang hợp của chúng sẽ dừng , tiếp sau là bắt đầu 1 hoạt động thay thế : đó là sinh ra hidro Các nhà khoa học đã tính sơ bộ, trong 1 ao hồ loại thủy tảo này có thể sản xuất ra đc lượng hidro đủ dùng cho 12 xe oto chạy trong 1 tuần
Gửi tuoimongxudong_tuyetlinh, Giải pháp mà bạn đề cập tới rất hấp dẫn. Vậy cho tôi hỏi là “sản xuất ra đc lượng hidro đủ dùng cho 12 xe oto chạy trong 1 tuần” thì cần cái ao lớn bao nhiêu? và trong bao lâu? Thực tế cho đến nay có khá nhiều giải pháp về nhiên liệu thay thế được đưa ra, nổi trội nhất là ethanol fuel làm từ cây mía đường, ngô. Tuy nhiên, thống kê cho thấy để sản xuất 16,4 tỷ lit ethanol fuel (1/3 lượng ethanol fuel của thế giới. Mỗi này tính riêng nước Mỹ đã sử dụng 1,36 tỷ lit gasoline) thì cần 2,7 triệu hecta đất canh tác (4,5% diện tích đất canh tác của Brazil), tương đương 8.1% diện tích Việt Nam. Trong khi ở Việt Nam chỉ có 6.93% diện tích đất canh tác thường xuyên. (số liệu tham khảo từ internet) Như bạn thấy đấy, trên đây chỉ là một trong nhiều nguyên nhân làm khiến các nguồn nhiên liệu sinh học (biofuel) vẫn chưa thể thay thế hoàn toàn xăng dầu (gasoline). Nếu đặt bạn vào vị trí của nhà khoa học thì đã bao giờ bạn nghĩ tới tương tác của khoa học và chính trị ở điểm này chưa?Tất nhiên giải pháp thì rất tuyệt vời, ứng dụng nguồn năng lượng thay thế (renewable), giảm tác động hiệu ứng nhà kính…nhưng nó đẩy con người tới nguy cơ thiếu lương thực. Và còn nhiều vấn đề khác, nếu có dịp tôi mong muốn lắng nghe ý kiến của bạn quanh vấn đề này. Ngoài ra nếu bạn học hóa thì bạn cũng biết tới phản ứng Fischer-Tropsch, tổng hợp các hydrocarbon từ hidro và carbon monoxide. Cái này đã được Đức và Nhật áp dụng từ thế chiến thứ II. (trích: Fischer–Tropsch process - Wikipedia) Chúc vui.
gửi night wind em nghĩ đề tài dùng H2 để thay nhiên liệu xăng cũng rất hay,nhưng tính ứng dụng của nó cho đến ngày nay vẫn chưa được áp dụng rộng rãi vì rất nhiều lý do nhưng lý do để sản xuất đủ lượng H2 cần dùng thì em không được tán thành cho lắm.Bởi lẽ để sản xuất được H2 thì không chỉ dùng 1 phương pháp sử dụng tảo ở trên mà có nhiều phương pháp khác nhau có thể tạo ra được H2,nếu như có thể áp dụng để chạy xe máy thì người ta sẽ nghiên cứu phương án sản xuất H2 công nghiệp, do đó để có đủ lượng H2 cần dùng thì có thể khắc phục được.Nguyên nhân quan trọng ở đây là trong quá trình sử dụng cho động cơ thì người ta thấy rằng quá trình cháy của H2 trong động cơ có nhiều nhược điểm. +phải chuyển đổi cấu kết chi tiết của động cơ và tỉ số nén của động cơ, vì quá trinh cháy của H2 có sự tạo thành H2O,khi kết hợp với một số yếu tố khác thì có thể gây ăn mòn thiết bị và hỏng hóc động cơ +Đế có thể tạo ra 1 nhiệt lượng lớn đảm bảo quá trình cháy thì phải nén H2 ở áp suất cao và điều này rất không an toàn khi triển khai áp dụng cho việc sử dụng phổ thông. +Hơn nữa quá trình cháy H2+O2 có thể gây ra nổ (em không nhớ rõ lắm là tỷ lệ bao nhiêu) … còn một số lý do nữa nhưng không chắc chắn nên cũng không dám nêu ra Vì vậy ta thấy rằng để có thể áp dụng được H2 cho quá trình cháy trong động cơ thì phải có sự đầu tư với chi phí rất lớn từ việc nghiên cứu chuyển đổi kết cấu cũng như quá trình sản xuất và sử dụng H2 an toàn. Nếu đạt được điều đó thì giá thành cũng không phải là rẻ cho mỗi bộ động cơ, đó là còn chưa kể đến những những rắc rối trong quá trình sử dụng vì mạng lưới phân phối không được rộng rãi. Như vậy em muốn nói là quá trình sử dụng H2 không có tính khả thi bởi lẽ giá thành cao và ít an toàn trong quá trình sử dụng chứ không phải nằm ở vấn đề sản xuất H2.chắc cũng vài chục năm nữa người ta mới có thể khắc phục được những nhược điểm đó. Còn vấn đề sử dụng ethanol cho nhiên liệu động cơ thì thực tế hơn vì tính chất của nó cũng gần giống với nhiên liệu xăng và hiện nay đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.Ở Brasil thì đã áp dụng từ những năm 50 của thế kĩ trước, sau này My,Pháp và một số nước cũng áp dụng,chỉ khác tỷ lệ pha ethanol vào xăng ở mỗi nước mỗi khác,ở Brasil có thể pha 50%, Mỹ thì khoản 20-30%.Và nguồn cung cấp ethanol này ngày nay cũng không phải chủ yếu được sản xuất từ các sản phẩm nông nghiệp mà được sản xuất từ công nghiệp.Ngành công nghiệp sản xuất ethanol ngày nay đạt được nhiều thành tựu quan trọng,nguồn nguyên liệu của nó có thể là khí dầu mỏ,quá trình tổng hợp ethylen và cũng có thể là khí biogas. theo em nhiên liệu này hoàn toàn có thể áp dụng tại VN.Theo em được biết thì sắp tới nhà máy Đạm Phú Mỹ lắp đặt phân xưởng sản xuất methanol,nếu thành công thì việc nghiên cứu sản xuất ethanol công nghiệp hoàn toàn khả thi. trong những năm gần đây thì ở Đà Nẵng đề tài chạy xe máy sử dụng khí hóa lỏng LPG cũng rất có triển vọng phát triển nhưng vì một số lý do mà cho đến nay vẫn chưa thể phát triển đại trà trên toàn quôc,những lợi ích mà nó mang lai thì không phải là nhỏ, nhất là đối với một quốc gia còn nghèo như VN. hiện tại, bạn cùng lớp của em đang nghiên cứu đề tài sử dụng biogas làm nhiên liệu chạy xe máy do giáo sư Bùi Văn Ga hướng dẫn,đây là một đề tài rất hay.Hi vọng rằng một dịp gần đây sẽ chia sẻ với các bạn đề tài này. chúc vui!
Gửi hieutrungphan, Rất vui khi đọc ý kiến của bạn. Vậy bạn có thể nói rõ hơn về “đề tài sử dụng biogas làm nhiên liệu chạy xe máy”, thực sự thì đề tài can thiệp vào khâu nào của việc tài sử dụng biogas làm nhiên liệu chạy xe máy, can thiệp vào thành phần khí hay cải tiến kỹ thuật động cơ để phù hợp với biogas…?. Vì theo tôi biết ở Nhật đã có xe thu rác chạy bằng biogas sản sinh từ rác thu về, còn ở Việt Nam tôi đã xem qua công trình sử dụng biogas để chạy máy phát điện. Biogas là một nguồn nhiên liệu rất có triển vọng. Tôi muốn chia sẻ với các bạn tài liệu về cách nhìn nhận biogas của thế giới và một số vấn đề quanh biogas mà tôi thấy thú vị. Rất mong lắng nghe ý kiến của các bạn, Chúc vui.
Tham gia tí xíu.Việc thay đổi động cơ xe phù hợp với nhiên liệu mới sẽ tiến hành rất nhanh chóng nếu như động cơ mới cho thấy nguồn lợi về kinh tế rõ rệt mà cụ thể là hiệu suất hoạt động của động cơ. Ở Pháp, sau khi chuyển sang động cơ hoạt động ở môi trường dư oxy (lean burn và diese), chỉ sau 5 năm, đã thay thế hơn 60% các xe dùng động cơ cũ. Vì vậy, nếu các nghiên cứu trên biogas thực sự đột phá, việc chuyển sang động cơ dùng biogas sẽ làm được thôi. Vấn đề hiện nay các nghiên cứu để tìm nguồn nhiên liệu thay thế vẫn cứ tiến hành // và chưa cho thấy kết quả vượt trội giữa các hướng khác nhau, biodiesel, biogas, hydrogen… Mọi người cũng biết số lượng khổng lồ các nghiên cứu về photocatalyst TiO2 hàng năm như thế nào, điều đó cũng nhằm vào việc sản xuất H2 đấy thôi (chứ không đơn thuần dùng tảo đâu). Thân!
Gửi Night Wind! Em rất vui khi thấy anh quan tâm đến đề tài này nhưng hiện tại thì đề tài này do bạn em làm và em cũng không nắm rõ về qui trình sản xuất như thế nào.Hi vọng sau ngày tốt nghiệp em sẽ gửi cho anh 1 bài luận văn của bạn em để anh tham khảo.theo em được biết thì người ta can thiệp vào quá trình sản xuất biogas và thay đổi bộ chế hòa khí của xe gắn máy.Vì trước đây đã chế tạo thành công bộ chế hòa khí dùng cho LPG nên xu hướng chính là xử lý biogas để đạt được chất lượng tốt và cải tạo chút xíu bộ chế hòa khí cho phù hợp.(em sẽ làm rõ vấn đề xử lý biogas sau nhé) Gửi anh Nguyên! Anh có thể nói rõ hơn về quá trình sử dụng phôtcatalyst TiO2 để sản xuất H2 ko?Em rất muốn được tham khảo vấn đề này. Chuc vui
Mình trả lời hộ anh Nguyên luôn !
http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=392 Bạn vào link này tham khảo và tham gia thảo luận luôn !
:nhamhiem :ungho (
Ừa, cái này forum mình cũng xào quá trời rồi.
Gửi các bạn, Rõ ràng năng lượng từ Hydrogen đang đóng 1 vai trò rất quan trọng hiện nay. Có nhiều bài báo đã viết về kỹ thuật quanh vấn đề của hydrogen đã được đăng trên nhiều tạp chí. Thay đổi không khí một chút, tôi mong muốn lắng nghe ý kiến của các bạn về quan điểm sau :" tác động của năng lượng hydro lên sự phát triển kinh tế đã và đang thể hiện rất rõ, tuy nhiên nguồn nguyên liệu chính để sản xuất hydro hiện nay đó là nước sạch. Nhưng thế giới chúng ta đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch. Vậy nên hay không khi tập trung phát triển nguồn năng lượng này." Rất mong muốn lắng nghe ý kiến của các bạn. Chúc vui. Gửi các bạn vài bài báo về quan điểm, cách nhìn quan vấn đề năng lương tái sinh.
Ngoài các nhiên liệu các bạn trao đổi, người ta còn dùng bio-fuel sản xuất từ tinh dầu các loại hạt (jatropha, hướng dương, cọ…) Hiện tại, ở VN đang phổ biến các máy phát điện sử dụng khí biogas như nghiên cứu của GS.Bùi VĂN GA ở đại học Đà Nẵng, cải tiến của anh Hoàng Lang, công ty Hùng Vương, công ty D&D Việt Nam…
Tài liệu về máy phát điện biogas của GS.Ga:
Dùng hidro để làm nhiên liệu thay xăng là rất tốt vì chỉ sinh ra nước, nhưng điều làm các nhà khoa học đau đầu là dùng vật liệu gì để chứa hidro. hi vọng trong các bạn ở trên sau này tìm ra đc, thực chất đã tìm ra đc rồi nhưng nó chỉ còn trong phòng thí nghiệm.