Nhiên liệu sinh học từ CO2 và nước

Tạo ra nhiên liệu sinh học từ nước và CO2

Có khi nào tạo ra nhiên liệu sinh học mà không đi từ lõi bắp hay cỏ hay algar không? Đứng trước một câu hỏi đầy thách thức đó, nhóm liên doanh nghiên cứu, đứng đầu là tiến sĩ Nouba Afeyan thuộc công ty Joule Biotechnology tại Cambrigde đã thực hiện một quá trình biến đổi gen một chủng vi sinh tư nhiên và chế tạo module phản ứng để giúp quá trình quang hợp chuyển hóa khí CO2 và nước thành dầu diesel.

Chủng vi sinh được biến đổi gen có gắn một gen chức năng ngắt cho phép chúng tự nhân đôi chỉ trong vài ngày trước khi chúng bắt đầu hoạt động chuyển hóa năng lượng thành sản xuất nhiên liệu.

Quá trình quang hợp tạo ra dầu diesel sẽ xảy ra trong một modul có chức năng bắt nắng, hấp thụ và khuếch tán khí CO2 vào trong dòng nước cấp. Đây là modul kiểu lò phản ứng dòng liên tục và tuần hoàn. Sau một thời gian nhất định, dòng sinh khối giàu diesel sẽ được tách riêng dầu diesel. Dòng được cấp thêm nước để tiếp tục quá trình tại lò phản ứng sinh học.

Kết quả bước đầu cho thấy hiệu suất đạt mức gấp 100 lần mà không tốn thời gian tạo quá nhiều sinh khối so với các quy trình sản xuất nhiên liệu sinh học khác. Việc này giúp giải quyết tốt vấn đề sau thu hoạch. Đó là quá trình tách lọc từ sinh khối và khử nước. Thời gian xử lý sẽ chiếm thời gian ít hơn vì có it sinh khối và ít nước trong hổn hợp diesel.

Việc còn tồn động là nhóm đang giải quyết vấn đề hiệu suất lò phản ứng: làm sao cho nó có thể hấp thu và khuếch tán tốt khí CO2 vào và có thể tận dụng tốt mọi loại nguồn nước trong mọi điều kiện thời tiết.

Ước tính, nếu quy trình sinh hóa này triển khai thành công và ổn định, đến năm 2050 lượng cung ứng nhiên liệu sẽ giảm phụ thuộc đáng kể vào nguồn hóa thạch và không làm ảnh hưởng đến an ninh lương thực trên thế giới.

[RIGHT](Theo Technology Review) i[/i][/right]

Cái này thì đâu thể gọi là TẠO NHIÊN LIỆU SINH HỌC TỪ CO2 VÀ H2O ĐƯỢC.Mà phải gọi là NĂNG LƯỢNG SINH HỌC. Vì cái chính ở đây chính là VI SINH VẬT QUANG TỔNG HỢP, chứ đâu phải là CO2 VÀ NƯỚC…

Hi huynhthanh2010,

Nhiên liệu sinh học ( bio-fuel) là một khái niệm hẹp phát sinh từ sinh khối sau xử lý hay chuyển hóa (processed biomass). Năng lượng sinh học (bioenergy) là một khái niệm bao trùm và nó nói đến nhiểu về một quá trình hay chu trình hơn.

Bạn có thể thấy ở đây:

Cái ý chính trong bài viết là nhiên liệu từ CO2 và nước chứ không từ sinh khối cơ bản ( gỗ, phế phẩm thực phẩm,…)

Thân,

Teppi

Hi, Thực ra nếu nói nhiên liệu từ CO2 và H2O thành nhiên liệu sinh học thì hơi quảng cáo xíu :D, nó cần phải có ánh sáng mặt trời và algae nữa. Có thể tóm lược như sau: Ngày nay người ta đang tìm nguồn năng lượng thay thế nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ) do nó đang cạn dần và giá thành cao. Có nhiều nguồn năng lượng thay thế (renewable energy) như gió, sóng, thủy triều, thủy điện, mặt trời) Một trong số đó là nhiên liệu sinh học (biofuel) Trong biofuel có nhiều dạng khác nhau: biodiesel, bioethanol, biomethanol, biohydrogen Phổ biến là biodiesel và bioethanol. Bioethanol sản xuất từ sinh khối như bã mía, mùn cưa, giấy… biodiesel có nhiều cách sản xuất, phương pháp cơ bản là lipid (ester của glicerol và acid béo) thủy phân với methanol thành glicerol và methyl ester. biodiesel do đó có thể đi từ mỡ cá tra. hiện nay người ta đang nghiên cứu thế hệ biodiesel thứ hai. đó là algae. algae là loại khuẩn, tảo có khả năng quang hợp, người ta sẽ biến đổi gen nó để cho hiệu suất quang hợp tốt nhất (từ co2, h2o, mặt trời) và sau đó nuôi các tạo này lớn. tiếp theo người ta chiết lipid từ các con này và sản xuất biodiesel. điều này khắc phục sản xuất bioethanol từ mía, khoai, sắn do đây là nguồn lương thực. việc sản xuất biodiesel từ algae tiết kiệm diện tích, công sức và không tốn nguồn lương thực để nuôi. nó cũng góp phần tiêu thụ CO2 và giảm hiệu ứng nhà kính. thân