Nguyên lý hoạt động của sắc kí khí!!!

Hôm nay mình mới được Thầy giới thiệu về máy sắc kí khí GC-ECD. Thầy cũn giới thiệu sơ qua về nguyên lý hoạt động đó là mẫu được bơm vào buồng bơm mẫu với thể tích từ 1-5 microlit, sau đó khí mang nito và mẫu đi vào cột mao quản, sao đó đi vào detector ECD. Thầy có hỏi một số câu hỏi mà mình ko thể nào giải thích được, đó là: 1.Tại sao thể tích bơm mẫu là 1-5 mà ko phải số khác nhỏ hơn, hoặc lớn hơn?Tại sao ko là 1 hoặc 5? 2.Buồng bơm có 2 dạng là phân chia và không phân chia? Vậy phải hiểu như thế nào? Dùng loại nào tốt hơn? Mỗi loại có cơ chế hấp phụ, giải hấp… như thế nào? 3.Trên thành cột mao quản có pha tĩnh. Vậy hỏi: pha tĩnh có phản ứng với các hoạt chất cần phân tích không ( ví dụ như thuốc bảo vệ thực vật như acetamiprid, imidacloprid, mepiquat cloride, cypermethrin, carbosulfan, indoxacarb, pencycuron…)? Nếu có thì phản ứng theo cơ chế nào? Mình chưa làm thực nghiệm bao giờ, chỉ nắm sơ về mặt lý thuyết. các bạn cùng thảo luận và giúp mình nhé.:24h_118::24h_118::24h_118:

1- thể tích bơm mẫu tuỳ thuộc vào thể tích liner (buồng hoá hơi mẫu) của bạn. Mỗi dung môi đều có thể tích hoá hơi riêng nếu thể tích buồng hoá hơi nhỏ thì không thể tiêm được lượng mẫu lớn do trong lúc hoá hơi mẫu bị dòng purge septum thổi mất mẫu (đối với bộ tiêm mẫu chế độ split/splitless). Bộ tiêm mẫu PTV (chương trình nhiệt) cho phép bạn tiêm được lượng mẫu lớn hơn do gia nhiệt từ từ. Thông thường thể tích hay tiêm mẫu là 1ul tuy nhiên có thể tăng lên đến 3ul. Nếu bạn xem cấu tạo của bộ tiêm mẫu GC thì sẽ hiểu thôi. 2-split và splitless là hai chế độ với mục đích khác nhau. Split: chia dòng do sợ cột bị quá tải, chia nhỏ lượng chất phân tích (pha loãng mẫu) Splitless: cô đặc mẫu làm tăng lượng chất phân tích >> tăng độ nhạy thiết bị về nguyên tắc: Hơi dài dòng nhưng đơn giản bạn có thể tự tìm tài liệu. 3- các chất muốn phân tích phải không phản ứng với pha tỉnh của cột, chúng chỉ bị pha tỉnh hấp phụ sau đó bị pha động (khí mang) giải hấp, quá trình trên diễn ra liên tục. Do lực tương tác giữa chúng với pha tỉnh khác nhau nên sau khi qua cột các chất cần phân tích sẽ tách ra khỏi hỗn hợp. >>> Lựa chọn cột (pha tỉnh) rất quan trọng trong quá trình phân tích. Nếu ở Cần Thơ thì liên lạc với mình để trao đổi thêm daocnh26@yahoo.com.

đang còn thiếu “imidacloprid”, “carbosulfan” phân tích HPLC, các chất còn lại ở chỗ anh dùng detcter FID (ion hoá ngọn lữa)kết quả chính xác hơn anh có methold phân tích tất cả các chất trong thuốc ảo vệ thực vật.

mepiquatchloride chỗ anh làm được ko? Anh làm ở đâu? mỗi chỉ tiêu chỗ anh làm giá bao nhiêu? Vì sao abamectin ko dùng sắc ký khí được? Em nghe nói họ tinh bột ( thuốc BV sinh học) ko làm được phải không ạ?

Mình trả lời cho bạn trangdl Theo như lời bạn nói thì thầy chỉ bạn chỉ tiêm 1-5 maicrolit, xin thưa chính xác chưa chắc đã là vậy. mình đã từng làm khóa luận tốt nghiệp thể tích lên đến 10 chứ không phải tối đa la 5 đâu bạn ah. theo như mình được biết, có những tài liệu người ta tiêm đến cả 100 maicrolit. Ở đây thể tích tiêm phụ thuộc vào: khả năng “chịu” của cột, nồng độ mẫu và khả năng phát hiện( LOD) của pp bạn sử dung. Nếu mẫu có nồng độ thấp thì buộc phải tăng thể tích tiêm (khác với HPLC) để hàm lượng chất phân tích tăng theo tỉ lệ bạn tiêm vào. Lưu ý vào khả năng “chịu” của cột bạn nhé! Ngược lại trong HPLC dù bạn tiêm 2,3,4 mL thì thể tích vào buồng tiêm đã được cố định, số còn lại( lượng dư) sẽ được thải ra ngoài. Còn chia dòng và không chia dòng Chia dòng: khi bạn tiêm vào một lượng thể tích thì chỉ có một phần đi vào hệ thống, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài theo tỉ lệ mà bạn chọn và điều chỉnh Không chia dòng: toàn bộ thể tích tiêm sẽ vào hệ thống. Không chia dòng rất dễ làm dơ cột. Do đó sau 1 khoảng thời gian người ta phải cắt phần đầu cột loại bỏ phần dơ này! Đây cũng là một trong những lí do sử dụng hệ thống chia dòng.

bởi vì không chia dòng thì toàn bộ kể cả tập chất sẽ vào cột. Còn đối với chia dòng, do tính chất nhiệt độ, trong lượng…thì các chất bẩn sẽ được thổi ra ngoài. Mong bạn hiểu, Thân

Mình cảm ơn phần góp ý của bạn. Cho đến giờ mình vẫn chưa được trực tiếp bơm mẫu vào máy, nhưng quan sát thì thấy mọi người chỉ cần bơm 1maicrolit thôi bạn ạ. Theo mình hiểu, có lẽ người ta đã có qui trình tốt và giới hạn phát hiện tốt nên ngta chỉ cần bơm lượng ít vẫn có thể xác định được chất phân tích. Nhưng mình chưa hiểu rõ lắm về LOD và LOQ? Bạn có thể giúp mình hiểu và cách tính toán ko?

Bạn nào hướng dẫn mình thao tác cơ bản vận hành may sắc ký HPLC và GC với. mình vừa tiếp cận nên còn nhiều bở ngở quá.