Chào các bạn, mình muốn thảo luận với những ai quan tâm đến ngành công nghiệp mỹ phẩm những thông tin cũng như chia sẻ những kiến thức về ngành công nghiệp mỹ phẩm. Có thể nói công nghiệp mỹ phẩm là một ngành công nghiệp đang khá phát triển ở nước ta hiện nay. Là một sinh viên hữu cơ, lại rất đam mê các hợp chất thơm (có mùi thơm) nên mình muốn đưa ra đề tài để cùng chia sẻ với mọi người. Và sau bài viết này mình sẽ cập nhật thêm nhiều thông tin mới cũng như những tài liệu nếu có để cùng các bạn tìm hiểu sâu hơn về lĩnh vực này. Chủ đề hôm nay mình muốn đề cập với các bạn là mùi hương và cơ chế cảm nhận mùi hương, mong các bạn tham khảo và đóng góp thêm ý kiến để chúng ta cùng nhau hiểu sâu hơn về vấn đề này. Mùi hương: là cảm nhận của khướu giác con người về khả năng đặc trưng của từng nhóm tạo mùi khác nhau. Trên thực tế các nhóm tạo mùi đều là những hợp chất hữu cơ. Cơ chế tạo mùi cũng được phân ra làm nhiều quan điểm khác nhau. Theo quan điểm hóa học: +“cơ chế tạo mùi là những phản ứng của các hợp chất khác nhau tác động lên lớp chất lỏng bao quanh vùng khướu giác, sau đó kích thích dây thần kinh trung ương và phân hủy tại đó”.(Leópold Rujit) +“mũi con người có vài kiểu tế bào tiếp nhận mùi mỗi kiểu tế bào cảm giác chỉ tác dụng với một mùi cơ bản nhất định theo kiểu chìa khóa và ổ khóa” (R. Moncrip) +“mùi hương là sự phối trộn của 7 mùi cơ bản : mùi long não, mùi xạ hương, mùi của phenyl methyl ethyl carbinol, mùi bạc hà, mùi eter của dichloro etylen, mùi hăng cay của axit formic, mùi thối của butyl mẻcaptan khả năng cảm nhận mùi cũng giống như giả thiết thứ hai, tức là theo kiểu chìa khóa và ổ khóa”.(Emuasel) Theo quan điểm vật lý: mùi hương là sự cảm nhận của sóng điện từ mà mỗi hợp chất phát ra một sóng hồng ngoại khác nhau thần kinh cảm nhận các sóng điện từ này và gây ra các kích ứng trên vỏ não tạo cảm giác mùi. *Gợi ý: còn một thuyết sinh học về mùi hương rất hay, nếu bạn nào có quan tâm hãy cùng chia sẻ với mình thuyết mùi hương theo quan điểm sinh học nhé. Các quan điểm trên dựa theo nguồn tư liệu trong quyển " hương liệu mỹ phẩm của" của trường DH BK tp HCM tác giả Vương Ngọc Chính đó. Các bạn nào có quan tâm có thể tham khảo thêm nhé. Cuốn này khá hay và kiến thức cũng rất cơ bản đó. Ngoài ra những chuyên gia trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm cũng xin cho thêm ý kiến để tôi và các mem khác trên diễn đàn được có thêm hiểu biết nhé. :24h_077: