nếu bị dính axit bạn phải làm gì

theo mình biết khi thí nghiệm với ãit nên mang quần áo bảo hộ nếu sơ ý bi dính vao mắt hay mũi(đối với ãit nhẹ đã pha loãng với nước) thì nên rửa bằng nước sạch sau đó chuyển tới trung tâm y tế gần nhất con đối với các loại axit manh như axit sunfuaric thi sao???:24h_104:

Theo mình được biết. Khi axit sufuric đậm đặc dính vào da, thì cần có thời gian để nó phá hủy, hút nước của cơ thể. Nên lúc đó, ngay lập tức bạn phải nhúng chỗ bị dính axit vào một lượng nước lớn sau đó sẽ làm các bước cấp cứu sau.

Vấn đề dính acid, bản thân tôi đã bị nhiều lần khi làm thí nghiệm, một lần chứng kiến một học trò bị acid văng vào khắp người trong đó có mặt và mắt, một lần chứng kiến cảnh tự tử vì tình do uống acid châm bình acquy, một lần chứng kiến nạn nhân (là em họ tôi) bị cô bạn gái tạt acid vì chuyên tình cảm.

Xin hãy nói về trường hợp của bản thân tôi trước, những lần bị dính acid trong thí nghiệm thì nhiều, chủ yếu là dính vào tay (tôi ít dùng găng tay) khi thao tác các acid nitric, chlohydric và sulfuric. Thường khi bị acid dính vào tay, sẽ có cảm giác rát nhưng do lớp da tay khá dày và nếu rửa ngay trong vòng vài phút thì không bị ảnh huởng gì nhiều, nếu là acid nitric thì sẽ để lại vệt vàng trên da tay, đừng quá lo sợ vệt vàng này, lớp da này đã chết và sẽ bị bong tróc ra sau khoảng 1 tuần và bị thay thế bằng lớp da mới. Nếu acid dính vào những nơi khác trên cơ thể thì sẽ rất rát do lớp da tại những vùng ấy khá mỏng. Tôi bị dính acid sulfuric khi thực hiện phản ứng ester hóa giữa ethanol và acid acetic có acid sulfuric đặc làm xúc tác, lúc đó tôi học lớp 8 và đang ôn thi học sinh giỏi (thời đó nơi tôi học có lab của huyện, trang bị rất tốt, mỗi tuần ôn luyện thực hành 3 buổi chiều), chẳng biết đun thế nào mà … phụt!!!, toàn bộ hóa chất trong ống nghiệm bay lên đậu trên cánh tay tôi, lúc đó tôi cũng bình tĩnh và có Thầy bên cạnh nên ông lấy vải và giấy khô thấm khô lớp hóa chất và rửa ngay bằng nước (toàn bộ quá trình xử lý chỉ trong vài phút thôi). Sau khi rửa xong, tuy có hơi rát nhưng không bị gì nữa cả. Trường hợp một học trò của tôi, khi xử lý mẫu bằng acid là hỗn hợp HNO3 và HCl trong bình nhựa Teflon, cậu ta cầm bình đó thế nào không biết lại để tuột tay, bình nhựa rơi xuống đất, theo phản xạ cậu ta cúi xuống chụp lại nhưng không kịp, bình nhựa đụng mặt sàn và nẩy lên và mặt cậu ta hứng trọn dung dịch cường thủy. Việc này xảy ra ở một lab bên Sweden, phòng lab đuợc trang bị rất tốt, có một thiết bị giống như vòi sen trong phòng tắm đặt ngay của ra vào, cậu ta giật vòi sen cho nuớc xối mạnh lên đầu và quần áo đồng thời xịt mạnh vào mắt. May mà có một người bạn cùng làm giúp cậu ta. (đây chính là lý do bắt buộc khi làm thí nghiệm phải có ít nhất 2 người trong lab). Kết cục là hai mắt của cậu ta bị đỏ hơn 1 tuần, mặt bị bỏng vàng. Cậu ta chỉ dùng thuốc nhỏ mắt thông thường, mặt thì có bôi nghệ nên không có vấn đề gì lớn. Báo hại trong thời gian đó cậu ta không dám ăn thịt đỏ như thịt bò (vốn là món khoái khẩu của cậu ta) vì sợ phần thịt chỏ bị bỏng sẽ bị thâm, và tôi là người ăn giúp cậu ta! hehehehe. Hai trường hợp tôi kể bên dưới bi thảm hơn nhiều và trả giá bằng cái chết. Trường hợp 1 của người hàng xóm, cô bé buồn chuyện tình yêu nên uống acid (loại acid để châm bình acquy), bệnh viện huyện không có thuốc đặc trị nên chỉ súc ruột cho cô ta thôi, rồi cho về. Lúc đó cô bé vẫn tỉnh, có thể ăn uống đuợc, nhưng sau vài ngày, cổ họng bắt đầu đau nhiều hơn và dần dần không ăn gì đuơc, đi chụp phim thì thấy là ống thực quản bị teo lại, do acid thấm vào và hủy đi một phần cơ của thực quản, rồi dạ dày cũng bị như thế, cô bé chết dần chết mòn và sau hình như 1 tháng thì chết, lúc đó thấy hiện tượng xuất huyết dưới da trên toàn thân. Vì biết mình học hóa nên gia đình có tham khảo ý kiến, mình thấy việc đã rồi nên chỉ nói cho qua, vì sơ cứu trong trường hợp này phải càng nhanh càng tốt, và thuốc đặc trị phải mang tính kiềm nhẹ, lúc mới uống acid thì phải cho uống thật nhiều nước để pha loãng và chuyển bệnh viện ngay, tại bệnh viện phải trung hòa acid trong dạ dày bằng kiềm yếu, thường là MgO, sau đó mới súc ruột. Nếu không uống nhiều nước để pha loãng và trung hòa bớt acid mà súc ruột ngay thì sẽ làm cho thực quản chịu tiếp xúc với acid một lần nữa, càng làm tình hình xấu hơn. Trường hợp thứ hai xảy ra cho em họ tôi, cậu ta là con trai duy nhất của chú tôi, học BK Điện tử TP.HCM, rất đẹp trai. Người yêu cũng là thủ phạm tạt acid là cử nhân hóa sinh, hiểu rất rõ tác dụng của acid. Cô ta đổ từ trên đầu xuống, sự việc diễn ra trong nhà trọ khi cậu ta đang lúi húi dọn đồ. Nội vụ thế nào thì không nên đi sâu vào, nhưng khi tạt acid xong, chuyển vào bệnh viện chợ rẫy rồi thì tôi mới được biết. Nghe kể lại thì khi bị tạt acid, do không biết sơ cứu nên phải chuyển lên bệnh viện của quận, thời gian từ lúc bị tạt acid tới lúc rửa mất mấy giờ, lúc đó acid đã làm bỏng toàn bộ đầu và mặt cậu ta, một mắt hỏng hoàn toàn, mắt kia thì chỉ còn 2/10. Bệnh viện quận sơ cứu rồi chuyển sang BV Chợ Rẫy, các bác sỹ nhìn vào và lắc đầu, nhưng do gia đình yêu cầu tha thiết quá nên họ vẫn chữa trị, cậu ta chết sau 6 ngày. Giải phẩu pháp y thấy toàn bộ nội tạng bị thâm đen bởi acid (chắc là cậu ta có nuốt ít nhiều) vậy xử lý trường hợp này thế nào? Khi mới bị tạt acid, ai cũng nghĩ là nên xịt nước, thực ra là không nên, lúc đó nếu có vật gì có thể thấm đuợc acid thì nên nhanh tay thấm hết acid cho người bị nạn, kể cả dùng quần áo của nạn nhân (đừng có xấu hổ), toàn bộ việc này nên tiến hành trong vài phút thôi, lúc đó acid chưa thấm vào da. Nếu bị acid vào miệng, tuyệt đối không nên nuốt vào mà phải phun ra. Sau khi thấm khô gần hết acid, nên tạt nước vào, càng nhiều càng tốt, nạn nhân kêu la do nóng rát thế nào cũng mặc kệ. Tạt nước cho đến khi nào nếm phần nước chổ bị tạt mà không còn vị chua mới thôi. Tại sao không tạt nước ngay từ đầu mà phải thấm khô acid trước??? Vì thường trong nhà không có sẵn một luợng lớn nước, nên chỉ tạt từng ca nhỏ, như thế ngay khi tạt, lớp acid hấp thu nước và tỏa nhiệt nên sẽ làm bỏng nặng hơn. Nếu có một cái hồ nhiều nước bên cạnh thì không cần thấm khô acid mà nhảy ngay xuống, luợng nước quá lớn sẽ pha loãng acid nhanh chóng mà không làm bỏng da do acid phát nhiệt khi pha loãng. Chuyện tôi kể có hơi dài dòng, nhưng đều xuất phát từ kinh nghiệm và điều tai nghe mắt thấy. Các bạn tham khảo và cho ý kiến. Thân ái