Nanocomposite

Nanocomposite hiện đang là hướng nghiên cứu khá mạnh trong phòng thí nghiệm pol. Chúng ta cùng thảo luận về vấn đề này nhé Ai biết nhiều nói nhiều, biết ít nói ít, không biết thì hỏi

Bạn có biết tình hình polymer nanocomposite ở Việt Nam đến đâu không? Tôi có một chút thống tin. Ngoài ra tôi cũng quan tâm đến khả năng của các lab trong nước đối với Carbon nanotube nhưng chưa biết hỏi ai.

Trong miền Nam thì chưa ai nghiên cứu Carbon nanotube. Ngoài Bắc thì có nhóm Vật lý Kỹ thuật ở trường ĐH Công nghệ tổng hợp CNT bằng CVD, nhưng chỉ mới bước đầu thôi.

Về Carbon fullurene, thì có Công ty Hóa chất Mỹ Lan ở Trà Vinh sản xuất. Công ty này có Công ty mẹ bên Canada, đem toàn bộ quy trình về. Nhưng chỉ mới khánh thành được mấy tháng, không biết tình hình sản xuất hiện nay ra sao nữa.

Nếu mình nhớ k lầm thì ở miền Nam TS. Ng Chánh Khê là người rất giỏi về lãnh vực nano đấy.

Ông này điều chế hạt carbon nano, biến tính bề mặt bằng các nhóm chức để nó có thể tan trong nước, tạo than nano lỏng, hay mực nano, chứ không làm carbon nanotube

Ông này hiện nay đã bị ĐH Bách Khoa TpHCM cắt hợp đồng. Mình thấy báo chí lăng xê ông này dữ quá nên lên google search thử thì không thấy báo chí nước ngoài nào nói. Nghe nói ổng đăng nhiều patent bên Mỹ và Nhật lắm, nên mình vào trang web patent của Mỹ (http://www.uspto.gov) và Nhật (http://www.jpo.go.jp) search thử, cũng không thấy tên.

Thật giả, trắng đen còn ở phía trước, anh em đừng dễ tin người nhé !

Theo hiểu biết của mình (đúng hơn là chỉ nói chuyện một chút với ông thầy ở lab bên cạnh thôi) thì phương pháp hết sức hiệu quả để điều chế nanocomposite là CVD bên cạnh các pp khác. Các vật liệu composite (polymer) có thể có các tính chất meca đặc biệt khi kích thước của các hạt rắn filler đạt kích thước nano. Điều này là do khoảng cách trung bình giữa các phân tử phù hợp với dimension đặc trưng của các chain polymer. Khi t° cao hơn Tg, các vật liệu này có thể cho hiệu quả reinforcement cao hơn composite truyền thống nhiều nhờ vào việc tồn tại mạng lưới hạt/macromolecules/hạt hoặc tương tác trực tiếp giữa các hạt rắn.
Khảo sát loại vật liệu này chủ yếu là nghiên cứu về nhiễu xạ tia X, SEM, TEM, NMR, MS…

Chà chà, dzụ này nghe mới à nghen. Lúc trước giờ chỉ nghe áp dụng CVD tổng hợp nanocomposite vô cơ như các hệ SiC-TiSi2, TiSiN, Si/SiO2, Oxide-Oxide Nanocomposites (CeO2-ZrO2), chưa nghe tổng hợp nanocomposite trên cơ sở matrix polymer bao giờ. Phải check lại đã !

Các cao thủ khác có ý kiến gì không? ngoctukhtn đâu mất tiêu rồi !? Mở topic ra mà không nói gì hết vậy hả?

Nhóm Điện hóa, ĐHKHTN TpHCM, có tổng hợp thử màng conducting polymer bằng CVD hay PVD gì đó mà còn chưa được. Tổng hợp nanocomposite chắc khó hơn nữa.

aqhl nghĩ thoáng 1 chút chứ, CVD, PVCVD… được sử dụng như những phương pháp hiệu quả hàng đầu trong việc tổng hợp nano. Nanotube được điều chế từ CVD sau đó có thể được sử dụng như phần tử reinforcement trong tổng hợp composite chứ? Bạn thử nghĩ xem trong nguyên tắc pricipal của CVD có đoạn nào có thể cho polymer vào để làm composite không? Có thể xem một số abstract dưới đây

http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_aset=V-WA-A-W-B-MsSAYVW-UUA-U-AACUUZYZCY-AAVDZVEVCY-YZDWUUUZD-B-U&_rdoc=1&_fmt=summary&_udi=B6V0W-4JD0FRT-2&_coverDate=09%2F30%2F2006&_cdi=5657&_orig=search&_st=13&_sort=d&view=c&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=b7ba087fb832719bbc0703fb88fee40a

http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_aset=V-WA-A-W-B-MsSAYVW-UUA-U-AACUUZYZCY-AAVDZVEVCY-YZDWUUUZD-B-U&_rdoc=2&_fmt=summary&_udi=B6TXW-4F1GYX4-2&_coverDate=01%2F26%2F2005&_cdi=5601&_orig=search&_st=13&_sort=d&view=c&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=c61dde0a81e032e32afd53332e90daec

http://www.sciencedirect.com/science?_ob=ArticleURL&_aset=V-WA-A-W-B-MsSAYVW-UUA-U-AACUUZYZCY-AAVDZVEVCY-YZDWUUUZD-B-U&_rdoc=3&_fmt=summary&_udi=B6TWN-48TMG4D-2&_coverDate=08%2F31%2F2003&_cdi=5567&_orig=search&_st=13&_sort=d&view=c&_acct=C000050221&_version=1&_urlVersion=0&_userid=10&md5=79bc99b46475d17618fbb26ed91a695f

Hơn nữa, do lab của mình (năm ngoái) làm việc chủ yếu trên thin film nên CVD (ekip bên cạnh mình làm thôi, mình chỉ dùng sol-gel dip coating để làm thin film thôi) được dùng chủ yếu trong lĩnh vực thin này, aqhl cũng có thể xem http://www.springerlink.com/(db2wkc55d3ztbcygg5kgaz45)/app/home/contribution.asp?referrer=parent&backto=issue,3,15;journal,89,442;linkingpublicationresults,1:100501,1 như một ví dụ CVD trong tổng hợp nanocomposite thin film

Thân!!!

PS: Mình thấy profil bạn ghi 24 tuổi (bằng tuổi với mình) nên xin phép trao đổi thoải mái một chút nhé.

Cho mình biết conducting polymer thin film từ monomer nào không? Aniline hay Pyrole. Nếu có thể cho mình biết sơ qua kết quả được không?

Định dùng CVD tổng hợp polyaniline mà không được bạn à, giờ đang chuyển qua tổng hợp bằng điện hóa.

Thiệt là một câu trả lời quá thất vọng cho người hỏi “có thể cho mình biết sơ qua kết quả được không?” ----> trả lời “điều chế không được”

aqhl nè, nếu CVD dùng để tổng hợp polyanilin thì quá trình được diễn ra thế nào, mình ko hình dung ra được đó. Thực ra CVD hoạt động với cơ chế gần giống với pricipal của xúc tác dị thể nên mình nghĩ hỏi bạn để hiểu thêm. Mình chỉ hiểu rõ CVD trong tổng hợp thin film thôi.

Hồi trước tôi nói là tổng hợp không được chứ có nói được đâu ! Tự ổng còn hỏi nữa nên tui lịch sự trả lời thôi.

Còn tổng hợp polyaniline bằng CVD thì nguyencyberchem xem kỹ thuật này (bài báo kèm theo)

Thì đúng rồi, cái này là tổng hợp thin film mà… Mình ban đầu nghĩ polymer thôi chử không phải thin film nên mới hỏi thôi

Tôi có nghe nói có một nhóm thuộc viện Nhiệt đới - Viện KH&CN VN đang tiến hành tổng hợp polypyrole bằng phương pháp điện hóa, hình như có cộng tác với Pháp, không biết kết quả ra sao. Tôi đã được đọc báo cáo của Prof. Nghĩa ở viện Hóa - Viện KH&CN VN về việc tổng hợp bằng phương pháp hóa học vật liệu PAni claynano, nghe đâu nhóm đang hợp tác với một số đối tác trong quân đội để ứng dụng??? (not for sure). Báo cáo 5Mb nên không attach được bạn nào quan tâm PM tôi sẽ forward.

to serie_v : bạn cố gửi bằng link khác đi, yousendit hay megaupload gì đó. Mình không rành về mảng này nhưng lại rất hứng thú về việc hợp tác giữa các đối tác KH và ứng dụng.

Polymer nanocomposite có lẽ là mảng thực hiện dễ nhất trong các loại nanocomposite. Thông thường nano filler được chia thành ba loại, tuỳ thuộc vào hình dạng và kích thước: -filler sợi hoặc nanotube; -filler dạng phiến như clay;- filler dạng hạt cầu TRong ba loại filler này thì cacbon nanotube còn ít được dùng, chủ yếu là dùng clay còn nanofiller hạt cầu thì làm rất khó đòi hỏi phải có thiết bị công nghệ mới thực hiện được Nếu chỉ bàn trên polymer/clay nanocomposite thì thấy rằng cái khó của việc thực hiện nằm ở giai đoạn biến tính clay. Phương pháp biến tính clay chủ yếu vẫn là hoà clay với alkylamonium rồi khuấy manh. Biến tính kiểu này thì tốt nhưng không dùng được cho các polymer dễ giảm cấp như polyester, polyamide… Do đó cần phải có một cách biến tính khác cho những polymer loại này VẤn đề này hiện vẫn còn đang bỏ ngỏ Ai có ý kiến gì không?

Bạn nói rõ hơn một chút đi. Theo như bạn nói, biến tính clay xong rồi, thì cho polyester, polyamide vô. Thế giai đoạn biến tính đâu ảnh hưởng tới giảm cấp polymer đâu?

Đương nhiên là giai đoạn biến tính đâu có ảnh hưởng gì tới polymer. Nhưng giai đoạn gia công sau đó thì có bởi vì khi dùng các máy trộn ở nhiệt độ cao cộng với bản chất acid của alkylamonium sẽ gây giảm cấp polymer. Mà nếu polymer giảm cấp thì tổng hợp nanocomposite đâu còn ý nghĩa gì nữa vì mình thêm một chất gia cường với lượng nhỏ nhưng mình lại làm giảm tính chất của polymer nền

Bạn đưa cơ chế giảm cấp cụ thể thử xem.