mọi ngườ ơi! giúp em vs tại sao be ở nhóm 2a lại có mưc năng lượng ion hóa cao hơn bo ở nhóm 3a
Uh, nhầm chút, Be có phân lớp 2s bão hòa nên tách e ra khó hơn, còn B dễ tách e ở phân lớp 2p để đạt đến trạng thái bền vững của Be nên I(Be)>I(B)
Nói như glory là ko chính xác rồi Nhóm IIA có cấu hình ns2, còn IIIA có cấu hình ns2 np1, cấu hình của IIA đạt đến trạng thái bão hòa là trạng thái bền, nên khó tách e, còn IIIA có 1 e độc thân nên dễ tách hơn => E ion hóa phải lớn hơn Tóm lại, dựa vào cấu hình e, cứ trạng thái bán bão hòa và bão hòa thì bền hơn, khó tách e hơn, đối vs cả ng.tử hay ion, thế thôi.
Nhưng nói như khanh hương là không đúng về bản chất vì quy luật bán bão hòa bền chỉ đúng với những nguyên tố nhẹ còn với những nguyên tố nặng nó không còn đúng nữa do spin orbit effect
Với chương trình cấp 3( đang học) thì chỉ giải thích đc như vậy thôi, phần lớn là nguyên tố nhẹ, còn cái mà bạn nói cao siêu quá, bạn nói qua một chút về SPIN ORBIT EFFECT đc ko, mình chưa bao h nghe về cái đó ( đh học chăng?)
Spin orbit effect là hiệu ứng từ spin, đối với các nguyên tố nhẹ hiệu ứng này ảnh hưởng khá nhỏ và người ta coi các phân lớp như px,py,pz có mức năng lượng bằng nhau. Tuy nhiên đối với những nguyên tố nặng (do Z lớn ) nên hiệu ứng này ảnh hưởng khá lớn, các mức năng lượng px,py,pz không còn bằng nhau nữa, nó được phân thành các mức năng lượng phụ thuộc vào J= L+S với J momen toàn phần, L là momen động lượng quỹ đạo, S là momen spin. Chính vì vậy nên sự chuyển mức năng lương ví dụ như Li từ P xuống mức S sẽ tách làm 2 vạch. Việc xét năng lượng ion hóa sẽ phụ thuộc electron được xếp vào phân lớp ứng với năng lương thấp hay cao. Bạn có thể tham khảo giáo trình hóa lý để hiểu sâu thêm.
Một câu hỏi cho các bạn, tại sao trạng thái 2s2, 3s2 lại bền, tương tác giữa 2 electron được bỏ qua trong khi phân lớp 4s sự xếp 2 electron vào lại dẫn đến sự tăng mức năng lượng dẫn đến việc chuyển e vào phân lớp 3d