Em có làm thí nghiệm và em tiến hanh như sau : Trộn Na2CO3 và FeS có khối lượng bằng nhau, rồi cho hết vào nước rồi khuấy đều sau đó em thấy một lớp chất rắn màu đên bám trên thành cốc Có phải đó là FeCO3 kết tủa không ?
Hok có khí bay ra àh ??? FeCO3 thì sao màu đen được nhả ???FeS thì vẫn màu đen đấy chứ,FeS làm sao có thể bị hòa tan bằng Na2CO3 được nhỉ ???
Na2CO3 ko thể PƯ dc. với FeS. Vì muốn PƯ xảy ra giữa muối vs muối mà ko có thêm môi trường đặc biệt thì hai muối đó phải tan cái đã mà FeS thì lại ko tan. Nên cái màu đen bám ở thành cốc là FeS luôn.
cái chất rắn màu đen ở thành cốc chưa chắc là FeS đâu nhỡ co phản ứng ma h0k bik thì sao
Hok thể có pứ nào đâu bạn àh,nếu mà xét để FeS tan rồi tạo kết tủa khác thì cần có một axit(mình chỉ bít thế),ở đây Na2CO3 hok được rồi,còn nếu mà(bít là hok có,nói nếu mà thôi nghen) xét thêm kết tủa thì hok có chất nào có màu đen nữa,Fe(OH)2 thì màu trắng xanh còn Fe(OH)3 màu nâu đỏ!!!Nên topic nên đóng lại tại đây !!!
theo tớ thỳ sẽ hok có phản ứng xảy ra đâu vì FeS là chất rắn mà theo như bạn nói thỳ lại có kết tủa FeCO3( phản ứng này cũng có thể xảy ra mà nhưng có lẽ hằng số cân bằng của phản ứng nay chắc hok cao)
Theo mình thì phản ứng giữa Na2CO3 và FeS sẽ không xảy ra. Khi bạn khuấy, FeS sẽ bàm lên miệng cốc, mà FeS màu đen, nên bạn thấy chất bám trên miệng cốc màu đen. Với lại, FeCO3 không tồn tại trong dung dịch, nó sẽ bị phân hủy ngay theo phương trình: FeCO3 + H2O –> Fe(OH)2 + CO2 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O –>4Fe(OH)3 Tổng hợp: 4FeCO3 + 6H2O + O2 –> 4Fe(OH)3 + 4CO2 Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ! Chúc bạn học tốt!
Chào bạn. Hai chất này không phản ứng với nhau trong dung dịch. Chất không tan màu đen mà bạn quan sát thấy là FeS. Trong thực tế phản ứng giữa một chất A ở dạng rắn phản ứng với một chất B ở dạng lỏng sinh ra chất C dạng rắn… rất khó xảy ra, nếu xảy ra thì phản ứng sẽ rất chậm và ngưng giữa chừng vì chất rắn C sinh ra (nếu có) bám vào chất rắn A và che không cho B tiếp xúc với A. Nếu bạn muốn hai chất này phản ứng với nhau, phải nung chảy chúng chứ không phải hòa tan trong dung dịch. Ngay cả nung chảy thì phản ứng cũng rất khó xảy ra nên người ta thường thêm một chất oxyhóa khác (thường là Na2O2) để chuyển sulfide về sulfate. Thân ái
Cảm ơn thầy giotnuoc… Trong thực hành hóa phân tích 1 khi xác định nhóm II (Gồm Ca2+, Ba2+, Sr2+ có quá trình “Cacbonat hoá”, chuyển MeSO4 -> MeCO3 bằng cách cho MeSO4 vừa tạo thành (dạng hạt nhỏ trong dung dịch) tác dụng với Na2CO3 bão hoà, đun nóng (cần tiến hành nhiều lần-hihi). Đó là theo cách của thầy Nguyễn Tinh Dung. Còn với ĐHKHTN theo sách thầy Long thì không biét thế nào? Có lẽ cũng cần phải có quá trình này chứ phải không thầy?
Cái này hầu như không thể xảy ra, do FeCO3 rất ít tan!:24h_102::24h_102::24h_102:
Cảm ơn bạn Hồ Sỹ Phúc,
Thực tế giống như những điều bạn nói. Phản ứng carbonate hóa các kết tủa MSO4 (Sr, Ba và Pb) có thể đuợc thực hiện trong Na2CO3 bão hòa (nồng độ rất cao) hay kiềm chảy. Phản ứng diễn ra tương đối tốt là do tích số tan của các muối sulfate và carbonate của các kim loại này không quá thấp và dùng rất dư một tác chất. Tuy vậy phản ứng này thường không hoàn toàn và có ý nghĩa định tính nhiều hơn. Khi thực hiện phản ứng này, người phân tích phải rất tinh tế không những vì lý do an toàn mà còn cả kỹ năng thực hành và khả năng quan sát thì mới đạt đuợc những điều mình mong.
Có một ví dụ nữa là khi làm phương pháp trọng lượng xác định sulfate, sản phẩm sau khi nung là BaSO4 có thể lẫn một ít BaS do carbon của giấy lọc khử BaSO4. Vì vậy thường thêm H2O2 và H2SO4 để chuyển hết BaS về BaSO4 và nung 1 lần nữa mới cân.
Thân ái
(Nói ngoài lề một chút là thầy Cù Thành Long phía nam cũng xuất phát từ cái “nôi” ĐHKHTN và ĐH SP Hà Nội cả,trước đây thầy Long từng một thời gian dài là phó chủ nhiệm BM HPT của ĐHTH Hà Nội, thầy Nguyễn Thạc Cát là chủ nhiệm BM, các thầy Nguyễn Tinh Dung, Từ Vọng Nghi, Trần Tứ Hiếu đều là “sư đệ” của thầy Cù Thành Long cả. Tuy cùng một gốc nhưng mỗi thầy cũng có những cái riêng của mình, thành ra bạn thấy giáo trình hai nơi không khác nhau nhưng cũng không hoàn toàn giống nhau. Phần các thế hệ sau của chúng tôi, chúng tôi cố gắng tiếp thu tinh hoa của tất cả các thầy.)