bạn nào có thể chỉ tôi cách xác định lượng nước mà một muối đã ngậm ko? và khi thực tập điều chế một chất ( vd điều chế CuSO4 từ Cu ) làm sao biết sản phẩm tạo thành ngậm bao nhiêu phân tử nước ( vd : CuSO4.5H2O hay CuSO4.nH2O )?
Dễ lắm. cậu cứ hiểu thể này. Giả dụ số mol CaSO4 là 0.08 mol, mCaSO4 (muối ngậm nước) = 13.76 (g) CaSO4 + nH2O => CaSO4 + nH2O ta lập phương trình theo khối lượng : 0.08(136+n18) = 13.76 (g) ’ 136 là MCaSO4 ; 18 là nH2O trong đó : 136 + n18 là Khối lượng mol của CaSO4 và nH2O Giải ra, ta tìm được n=2, vậy CTHH muối ngậm nước là CaSO4.2H2O tức là 1 phân tử CaSO4 ngậm 2 phân tử nước
Thấy hay thank tớ nha !
nhưng bây giờ làm sao biết muối nào ngậm nước hay không và ngậm bao nhiêu ( không dựa vào số mol và khối lượng cho sẵn, vì nếu vậy dễ rồi )
Mình nghĩ bạn có thể làm thế này:
- Cân một lượng muối khối lượng xác định (m1)
- Đem sấy ở nhiệt độ cao để muối ngậm nước phân hủy và hơi nước bay hết, còn lại muối rắn (m2)
- Tính toán lượng nước (mH2O = m1 - m2) và thành phần phần trăm của nước trong cấu trúc (mH2O/m1) bằng cách tính toán, từ đó có thể suy ra được công thức cấu tạo của muối.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề này nha, mình nghĩ tùy mỗi muối mà chúng có nhiệt độ phân hủy khác nhau, mình nghĩ cần nung dưới nhiệt độ phân hủy của muối là đủ để nước bay hơi hết rồi…
Bổ sung chút nha: Cần chú ý là , khi nung để loại nước người ta chỉ thường đun ở 105-110 độ C thôi nhé các bạn. Ở nhiệt độ đó nếu đun trong vòng 3 giờ thì các hidrat hầu như mất hết nước. Bài toán này thường gặp khi xác định số phân tử nước trong BaCl2.2H2O (rất nhiều ví dụ đã cho về cái này). Thân!