muối HCO3-

anh chị nào cho em hỏi : Khi hòa tan muôi NaHCO3 vào trong H2O. cô cạn dd cho đến khi thu được cặn rắn. Hỏi cặn rắn ấy là gì? Giúp em :017:

Góp ý một chút là tùy theo cách bạn cô cạn. Nhưng muối NaHCO3 có nhiệt độ phân hủy lớn hơn nhiệt độ sôi của nước vài chục độ nên không nói gì thì trong trường hợp này chất rắn tạo ra là NaHCO3.

cấy ny còn phụ thuộc vào nhiệt dộ nữa: có thể xảy ra 3TH: TH1 : NaHCO3 Th2 : H2O <–> H+ + OH- HCO3- + H+ –> CO2 + H2O = )) Na OH TH3 : HCO3- + OH- –> CO3 2- + H2O = )) Na2 CO3

fonchan: mình cũng nghĩ như bạn, nhưng 1 số người lại cho rằng: chỉ tạo ra NaOH nên mình phân vân. Nguyenductaicqt: cái tạo ra NaHCO3 của bạn chỉ có tác dụng khi làm bài tập thôi :D, lí thuyết là HOH phân li ra H+ và OH-.

Làm gì có NaOH được.:24h_081:

  • Thu được NaHCO3 nếu nhiệt độ không quá cao.
  • Thu được Na2CO3 nếu nhiệt độ cô cạn cao. Ptpứ: 2NaHCO3 => Na2CO3 + CO2 + H2O

Lưu ý là trong 1 triệu phân tử H2O chỉ có một phân tử phân ly thôi, lấy đâu ra H+ va OH- mà phản ứng, các phản ứng nêu trên cũng không đủ làm chuyển dịch cân bằng.

Có thể bạn nhằm chứ nhiệt độ phân hủy của natribicacbonat làm gì lớn hơn nhiệt độ sôi của nươc vài độ. làm 1 thí nghiệm đơn giản là lấy viên natribicacbonat bỏ vào ly nước 80 90 độ là sôi ào ào rồi, trên lý thuyết nhiệt độ phân hủy của natribicacbonat là 50 độ c. Như bạn dochithanh_94 đã nói, thì chắc chắn bỏ bicacbonat vào ly nước khi ở nhiệt độ phòng thì quá trình phân hủy sẽ ko diễn ra, quan trọng là lúc cô cạn, giai đoạn cô cạn thì sẽ làm cho muối bị phân hủy thoi.

theo em được biết thì trên 70oC NaHCO3 bắt đầu phân hủy thành Na2CO3 rôì.sau cô cạn có thể thu được cả NaHCO3 và Na2CO3

Cái màu đỏ trên không đúng nhé bạn! Tính chất của NaHCO3 mời các bạn xem ở cuốn 106 nguyên tố hoá học nhé! Các bạn có thể download bản tiếng Nga Ở đây hoặc xem ở file đính kèm

có NaOH đấy bạn ạ.

bạn có thể nói rõ hơn không nhưng đừng nói là do sự điện li của nước nhé vì ở nhiệt độ thường khoảng 555 triệu phân tử mới có 1 phân tử phân li nếu cô cạn ở nhiệt độ cao thì số phân tử nước phân li chưa chắc đủ

Thế bạn Hoàng Dương có hiểu hai quá trình phân hủy và phân ly là như thế nào ko? bạn có thể giải thích mình nghe theo quan điểm của bạn đi. Phương trình một đâu cần đến 250 300 độ C mới có cái phản ứng đó. Phương trình 2 hình như là pt phân ly, ion Na đang bị hidrat thoi

Bạn đã nêu ý kiến thì cũng phải giải thích cho ý kiến của mình chứ! Ý kiến của bạn Hoàng Dương là đúng rồi. Đây là một dạng toán “bẫy” trong đề thi ĐH, phải đề ý đến việc sau khi cô cạn thì khối lượng muối có thể giảm xuống.

her, mà nếu như các bạn nói thì… tớ không biết thế nào nên mới hỏi các bạn . Thày của bạn tớ :'" sau kkhi cô cạn chỉ tạo NaOH" ? và tớ cũng biết là HOH ở nhiệt độ thường phân li ra H+ và OH- vô cùng ít ( SGK hóa học 11 nâng cao) . Ở đây, người ta cũng không nói là bỏ qua sự phân li của HOH. –> có NaOH. và có cả NàCO3 và có thể còn NaHCO3. Và với bài này, tớ đã từng bị kiểm tra vào cái dạng toán y như cái đề này. và kết quả, cô giáo của tớ: chỉ tạo NaHCO3 ?tớ bị mất diểm vì tớ nghĩ chỉ tạo NàCO3. her

Bicacbonat bỏ vô nước mang đi cô cạn mà tạo ra NaỌH thật sự mình ko hiểu:24h_016: Ko biết pro nào giải thích giúp tớ nhỉ. Theo quan điểm của mình thi sản phẩn tạo ra phải là NaCO3 và nếu còn thì là NaHCO3

Nếu ở dạng dung dịch thì có thể nói đến chuyện cái nào phân li, cái nào không… NaOH mà thực chất là OH-, ion OH- thực tế tồn tại trong tất cả các dung dịch. Trong dung dịch NaHCO3 thường có pH = 8,3-8,4 => Lượng NaOH tồn tại rất ít.

  • Khi cô cạn, nếu không phân huỷ (nhiệt độ thấp) thì thu được NaHCO3 là chủ yếu, lượng NaOH sẽ vô cùng ít.
  • Khi cô cạn phân huý sẽ thu được Na2CO3, khi đó lượng NaOH sẽ nhiều hơn (Do Na2CO3 bị thuỷ phân mạnh hơn) Cuối cùng, với bài tập THPT thì phần NaOH được coi như không có! Không nghĩ rằng câu này lại gây tranh cãi thú vị như thế! Hi:24h_012: