các anh chị cho em hỏi câu này: [Cr(H2O)6]Cl3(xanh tím)->[Cr(H2O)5Cl]Cl2(lục tươi)->[Cr(H2O)4Cl2]Cl(lục xẫm) tại sao khi thay đổi nhiệt độ thì lại có sự thay đổi màu như vậy? các anh chị giải đáp giùm nha
Các chất bạn nêu trên là phức chất của Cr (III). Màu sắc của các phức nói trên có thể được giải thik như vầy: các phức có thành phần phối tử khác nhau —> năng lượng hấp thu ứng với bước sóng ánh sáng trong vùng khả kiến là khác nhau —> màu sắc khác nhau.
cám ơn anh!anh có thể giải thích giùm em: tại sao hợp chất Cr(+3) lại bền không khi mà cấu hình của nó không bền tí nào!(3d3)
Phải chăng ý bạn hỏi là phức chất bát diện của Cr (III) bền trong khi cấu hình 3d3 của Cr là ko bền? Bạn nói rõ ý bạn hơn chút nữa nhé.
ý của em là:Cr(+3):cấu hình 3d3 lại bền cô của em giải thích là: không thể dựa vào cấu hình để giải thích được mà dựa vào thuyết trường tinh thể gì đó.nhưng em chẳng hiểu gì cả.
Biểu đồ năng lượng tách tinh trường của phức Cr (d3) spin cao:
2 orbital phía trên thuộc nhóm eg, 3 orbital phía dưới thuộc nhóm t2g Theo giản đồ trên cho thấy số electron d (d3) đạt cơ cấu bán bão hòa t2g - năng lượng thấp, cơ cấu bền —> phức bát diện của Cr (d3) spin cao bền Kiểu giải thích này tương tự như trường hợp Fe (III) (d5) mà ta hay giải thích tại sao Fe (II) (d6) kém bền hơn Fe (III) vậy đó bạn ah.
Để hiểu rõ hơn thì bạn nên tham khảo thêm trong sách “Hóa học vô cơ” (tập 3) của thầy Hoàng Nhâm. Chúc học tốt! Thân!