Bí mật qua nhiều thế kĩ về mùi của các vật dụng bằng sắt kim loại đến nay đã được khám phá. 2 mùi thường gặp khi sử dụng các vật dụng bằng sắt là mùi mốc và mùi tỏi.
Khi tay chúng ta tiếp xúc với sắt kim loại hay dung dịch Fe2+ (đối với dung dịch Fe3+ ko cho mùi), mồ hôi trên da ăn mòn sắt kim loại thành Fe2+. Fe2+ nhanh chóng bị các lipidperoxide (hình thành từ lipid trên da qua các xúc tác lipoxygenase hoặc UV light) oxy hóa thành Fe3+, bản thân các lipidperoxide bị khử thành các n-alkanal từ C6-C10. Kết quả sắc ký ghép khối phổ cho thấy 1-octen-3-one đóng góp 1/3 vào nồng độ các chất tạo mùi mốc tổng cộng. Mùi tương tự cũng xuất hiện khi tiếp xúc với máu (có Fe2+), hoặc mùi trong nhà bếp khi acid ascorbic trong thực phẩm khử Fe3+ thành Fe2+. Dựa trên phát hiện này, có thể dùng test đối với các hợp chất carbonyl làm chemical fingerprints (nhận dạng hóa học) trên mùi cơ thể để nhận biết một số bệnh nào đó.
Với mùi tỏi, trong sắt kim loại còn có carbon và phosphor. Trong quá trình luyện sắt thép, hình thành các hợp chất trung gian như acid methylphosphinic acid, CH5PO2 và methylphosphonic acid. Các hợp chất này pư với acid trên da hình thành các organophosphine (methyl- và dimethylphosphines) tạo mùi.