Mục tiêu của hệ số Rf?

Cho minh hoi 1 chut: chi so Rf trong TLC de lam gi? Co doc tren net nhung ko hieu cho lam. Va neu no lon va nho thi noi len cai gi? rat cam on than men

TLC = thin layer chromatography : sắc ký bản mỏng Rf = retention factor : hệ số lưu giữ Sắc ký bản mỏng là một bản mỏng có tráng một lớp pha tĩnh rắn thường là silicagel hay aluminium oxide, pha động là một dung môi hay một hỗn hợp các dung môi hữu cơ. Hệ sắc lý bản mỏng là một bản mỏng đặt trong một đĩa dung môi pha động, cả pha động pha pha tĩnh được đặt trong một hộp kín để hơi dung môi bão hòa. Một dung dịch mẫu chứa một hay nhiều chất đựoc “chấm” lên bản mỏng ở khoảng 1 cm tính từ một cạnh nào đó, bản mỏng sau đó sẽ đuợc đặt trong pha động, phần chấm mẫu nằm gần dung môi hơn và lượng dung môi phải vừa phải để phần bản mỏng chứa mẫu không chìm trong dung môi. Do lực mao dẫn, dung môi sẽ chạy từ dưới lên trên và như vậy sẽ kéo theo chất phân tích. Chất phân tích nào tương tác chặt với pha tĩnh hơn sẽ chạy chậm hơn tức là có Rf nhỏ hơn. Rf càng nhỏ, chất phân tích tương tác với pha tĩnh càng mạnh và tương tác với pha ơộng càng yếu ngược lại Rf càng lớn thì tương tác của chất tương ứng với pha tĩnh càng yếu và tương tác với pha động càng mạnh. hy vọng giải đáp phần nào thắc mắc của bạn Thânái

Em bổ sung một chút là từ hệ số Rf của 2 chất cần tách ta có thể chọn được lượng silicagel cần thiết để lên cột (sắc kí cột). Nếu 2 giá trị Rf gần nhau thì lượng silicagel có thể gấp 50 lần lượng mẫu, nếu tương đối xa nhau thì 30 còn xa nhau hẳn thì 20. Thực ra trong hầu hết các trường hợp chúng ta đều chỉ so sánh một cách định tính vị trí các vết (chấm, point) trên TLC mà không quan tâm nhiều lắm đến Rf, vì người ta thường dùng TLC cho các phép phân tích nhanh, một cách định tính. Người ta chỉ quan tâm đến Rf khi chạy 2 bản khác nhau, chạy với hệ dung ly khác nhau và chạy để xác định sản phẩm mong muốn trong 1 dãy những chấm thu được. Thân!

Thế sắc kí cột nhanh và sắc kí cột thường là khác nhau như thế nào ? tốc độ mỗi giọt là bao nhiêu ? Cảm ơn nhiều !!!

Hệ số Rf ( lý thuyết là như giotnuoctrongbienca nói ) là một giá trị đặc trưng cho từng chất ( đối với một hệ dung môi giải ly ) giúp chúng ta có thể xác định được chất đó là chất gì và cơ bản dự đoán được hàm lượng của chất đó. Cụ thể như sau : với cùng một hệ dung môi giải ly thì hai chất giống nhau sẽ có giá trị Rf bằng nhau và khi sử dụng TLC thì sau khi hiện hình bằng thuốc thử, chất nào cho vết càng đậm thì hàm lượng càng cao. Giá trị Rf này tương tự khái niệm thời gian lưu trong HPLC vậy, hai chất giống nhau thì có cùng thời gian lưu ( khi sử dụng cùng hệ dung môi ). Điều này không hẳn là chính xác 100% cũng có những chất khác nhau nhưng do cấu trúc quá gần nhau, hay là hay xuyên lập thể phân thì cũng có thể có cùng Rf lúc này muốn xác định chính xác phải dùng các phương pháp có độ phân giải cao hơn như NMR, LC-MS …

Gửi bạn bích thủy :24h_016: Sắc ký cột nhanh hay còn gọi là sắc ký chớp nhoáng (flash chromatography) tương tự như sắc ký cột thông thường chỉ khác nhau ở chổ dung môi trong sắc ký cột thông thường di chuyển được là nhờ trọng lực còn sắc ký cột nhanh sử dụng một bơm đẩy để giúp dung môi di chuyển. Sử dụng bơm đẩy vì trong sắc ký cột nhanh hạt nhồi trong cột bé hơn nên dung môi không thể tự di chuyển bằng trọng lực được, tốc độ thì chưa thấy số xác định nhưng thường là ít ai quan tâm ( khi sử dụng sắc ký cột bạn chỉ chú ý nhanh hay chậm chứ có bao giờ bạn xác định tốc độ chưa :24h_125: ) Gại là sắc ký nhanh nhưng tốc độ có khi cũng cỡ như bạn làm bình thường thôi, đó chỉ là tên gọi khi sử dụng 1 cái bơm để đẩy !