Bạn hỏi hơi bị khó! Mình chỉ dám xin trả lời một phần câu 3+4!
3) tam hợp CH3-CCH
Mình chưa thấy có tam hợp đk andehit bao giờ!
4) Xúc tác là FeBr3, ở cấp 2, ta cho Fe vào chắc vì nó là nguyên liệu dễ kiếm! Chứ đến lúc pư xong chất còn lại là FeBr3. Cơ chế pư thì bạn xem là rõ ngay!
3/ Tam hợp propin được mesitylen,mình nghĩ không phải trường hợp nào cũng tam hợp được vì mạch C càng dài,hiệu ứng không gian sẽ càng lớn,các phân tử khó phản ứng
4/FeBr3 + Br2 --------> [FeBr4]- + Br+
Br+ tấn công nhân benzen theo cơ chế SE
Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với rượu (ancol) X, chỉ thu được một anken duy nhất.Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO 2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
Câu này e làm ra C5H11OH e viết chỉ có 3 CT phù hợp…Nhưng đáp án của BGD là 4…Mong mọi người chỉ bảo
Công thức tính độ bất bão hoà:
a = {2 + tổng các tích [(hoá trị nguyên tố X - 2).số nguyên tử nguyên tố X]}/2
Ví dụ: Với chất CxHyOzNtClu thì a = (2x + 2 - y + t - u)/2
Nhận xét: Do oxi hoá trị II nên trong công thức tính a không liên quan đến số nguyên tử O.
Hai chất này có ứng dụng gì hay không thì có lẽ nên tìm trên google thôi!
Chất C12H18 có thể điều chế bằng cách trùng hợp CH3-C=-C-CH3 với xúc tác than hoạt tính, ở 600độ C. (giống như trùng hợp Axetilen thành benzen…)
Chất C12H12 là một chất có liên hợp toàn bộ phân tử 12C (nằm trên một mặt phẳng), thật là một chất thú vị!
Tương tự như chất C12H18 trên, chất mestylenbenzen có thể được điều chế bằng cách trùng hợp CH3-C=-CH (điều kiện tương tự trùng hợp CH=-CH thành benzen: Xúc tác than hoạt tính, ở 600độ C)
Trùng hợp HCHO thực hiện tốt trong môi trường kiềm, xảy ra theo cơ chế cộng bình thường (Cộng Nucleophin):
HCHO + HCHO => CH2OH-CHO
CH2OH-CHO + HCHO => CH2OH - CHOH-CHO
…sẽ thu được CH2OH-(CHOH)4-CHO (trong đó có Glucose)
Pứ trên xúc tác chính là FeBr3 hoặc FeCl3… Cơ chế như anhtuan_a3_92 đã trình bày ở trên!
Việc dùng Fe có lẽ thuận lợi cho pứ hơn, vì pứ giữa Fe + Br2 có thể tạo ra Br+ thuận lợi hơn…