Câu 1: Nguyên tắc điều chế hệ keo bằng phương pháp phân tán. Trình bày ngắn gọn cách tiến hành điều chế dung dịch Au trong nước. Câu 2: Vì sao khi tinh chế dung dịch keo bằng phương pháp thẩm tích thì quá trình xảy ra chậm và dung dịch keo thu được không sạch. Câu 3: Dẫn phương trình Rayleigh về sự phân tán ánh sáng. Giải thích vì sao người ta chọn đèn màu đỏ làm tín hiệu giao thông. Câu 4: Cho 100 ml dung dịch axetic 0,5M vào bình tam giác có chứa 1,g than hoạt tính. Lắc đều, sau 90 phút, giả sử quá trình hấp phụ xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy dung dịch và chuẩn độ nồng độ dung dịch là 0,32M. Tính độ hấp phụ. Câu 5: Vẽ sơ đồ cấu tạo lớp điện tích kép theo thuyết Helmholtz – Perrin. Ưu và nhược điểm của thuyết Helmholtz – Perrin. Câu 6: Thế nào là hiện tượng điện di? Nêu một số ứng dụng chính của hiện tượng điện di trong thực tế. Câu 7: Có ý kiến cho rằng: “ Giá trị ngưỡng keo tụ (γ) của một chất điện ly đối với một hệ keo là một hằng số”. Anh (chị) có nhận xét gì đối với ý kiến trên. Câu 8: Nếu ngưỡng keo tụ của ion háo trị 1 là 1, thì ngưỡng keo tụ của ion hóa trị 2, 3 là bao nhiêu. Chứng minh. Câu 9: Cho từ từ 500 ml dung dịch KI 0,05M vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,03M thì thu được dung dịch keo. Viết công thwucs cấu tạo mixen keo. Câu 10: Nếu sử dụng các chất điện ly NaCl, Na2SO4, CH3COONa để gây keo tụ hệ keo trên (câu 9) thì dung dịch chất điện ly nào có khả năng gây keo tụ mạnh nhất, yếu nhất. Giải thích?