MO Huckel

Các bạn chứng minh N trong Hdrazin N2H4 là lai hóa sp3 chứ không phải sp2?

Nó giống như trong NH3 vậy bạn à, chỉ # là 1 AO đáng lẽ xen phủ với 1 AO của H thì lại xen phủ với của N thôi!

Nhưng mà mình đang muốn bạn dùng MO Huckel để chứng minh cơ mà!

Bạn có hiểu phương pháp MO Huckel dùng để làm gì. MO Huckel là phương pháp gần đúng cho hệ có điện tử linh động ( nếu hệ có 3 nguyên tử như C3H6 thì chỉ xét 2 C vì điện tử pi chỉ trải trên 2 C). MO Huckel chỉ quan tâm đến những điện tử này vì những tính chất như hóa học, phổ chủ yếu liên quan đến chúng, điện tử sigma chỉ coi như bộ khung. Đối với MO, không tồn tại khái niệm lai hoá Theo quan điểm MO, khi tạo thành phân tử , tính độc lập của các AO không còn, thay vào đó, điện tử tham gia liên kết chuyển động trên 1 MO chung cho cả phân tử. Tuy nhiên, thực nghiệm vẫn thấy rằng đối với các phân tử 2 tâm, các điện tử trên các liên kết vẫn tồn tại chủ yếu ở khu vực xung quanh 2 hạt nhân nguyên tử, tức ta có khái niệm MO định cư nhiều tâm. Vì vậy để phù hợp với quan điểm MO, ta tổ hợp tuyến tính các MO định cư của nguyên tử trung tâm thứ nhất và các liên kết xung quanh được MO mới, tương tự với nguyên tử trung tâm thứ 2 rồi tổ hợp 2 MO này lại. AO Lai hóa là sự tổ hợp của các AO hóa trị của nguyên tử Xét phân tử N2H4: khi tổ hợp MO cho nguyên tử N thứ 1 và các liên kết xung quanh sẽ xuất hiện dạng c1s +c2px +c3py + c4pz—> theo quan điểm của VB thì đây là sự tổ hợp AO lai hóa sp3 Đây chắc là vấn đề bạn tự biên đạo ra sau khi đọc MO vì những bài về lai hóa có ai lại đưa MO vào

Thứ nhất, tôi đồng ý với bạn là trong MO không tồn tại khái niệm lai hóa. Thứ hai, tôi muốn hỏi bạn sao bạn dám khẳng định là N trong N2H4 tổ hợp các AO theo dạng c1s +c2px +c3py + c4pz—> AO lai hóa sp3 mà không phải dạng c1s +c2py +c3pz —> AO lai hóa sp2 và còn 1AO-p nguyên chất? Đó là điều người ta yêu cầu bạn dùng HMO chứng minh. Theo thiển ý của tôi, bài này giải quyết như sau:

  • Theo lai hóa thì N trong N2H4 chỉ có thể lai hóa sp2 hoặc sp3.
  • Giả sử là sp2 thì mối nguyên tử N còn 1AO-p nguyên chất, chứa 1 cặp e. Vì còn các AO-p nên theo giả thiết đó thì hệ e trên các AO-p là không định cư.
  • Dùng HMO khảo sát hệ e không định cư này, viết hệ Pt Thế kỷ, kết hợp điều kiện chuẩn hóa hàm sóng, giải ra ta được hàm liên kết và hàm phản liên kết.
  • Đi tính toán bậc liên kết pi Prs thì được P12=P21=0. Điều này chứng tỏ các e này hoàn toàn định cư, tức là không thể tồn tại AO-p nguyên chất. Kết luận: N trong N2H4 lai hóa sp3. Đây là 1 câu trong đề thi kết thúc học phần Hóa Lượng Tử ở ĐHSP Huế. Thân!

Tách N2H4 thành 2 hợp phần NH2, xây dựng MO cho các liên kết N-H rồi tổ hợp MO riêng cho hợp phần (NH2) rồi bạn sẽ thấy nó không có sự tổ hợp của mỗi 3 AO như trên đâu

lở nó phẳng, rồi 2cai orbital p nằm vuông góc nhau rồi sao ta; cũng đâu có che phủ tẹo nào đâu? nhưng cũng là sp2 thui :cuoimim (

Thế không hiểu nguyên tử N trong aniline thi sao nhỉ??? Nếu giải quyết theo kiểu giả sử có hệ liên hợp, rồi tính bậc liện kết chắc là “bó tay”.

Theo mình, các phương pháp MO-Huckel, VB hay lai hóa là những mô hình đơn giản giúp ta mường tượng được sự phân bố của electrong trong phân tử. Còn để tính toán cụ thể: hình dạn MO, phần trăm các AO đóng góp trong MO thì cần dùng supercomputer.

Thường, MO-Huckel áp dụng cho hệ electron pi liên hợp, điều kiện là các AO - P phải ở sát nhau và song song nhau (hay các nguyên tử phải ở trên một mặt phẳng).

Chúc vui.