Em nghĩ nguyên lý hoạt động của máy đo pH thế này mọi người chỉ dùm em có đúng không nhé : Đo hiệu điện thế giữa 2 điện cực với một điện cực nhúng vào trong dung dịch. Điện cực nhúng vào trong dung dịch có điện thế thay đổi tùy thuộc vào pH dung dịch. Điện cực còn lại là điện cực so sánh có điện thế không thay đổi khi đo. Từ giá trị hiệu điện thế giữa hai điện cực tính được pH dung dịch. Em không biết là một điện cực nhúng vào hay cả 2 cùng được nhúng vào dung dịch vì em thấy máy đo ph chỉ có một điện cực nhúng vào dung dịch mà thôi . Em muốn hỏi nữa là tại sao nếu không nhúng điện cực thủy tinh vào dung dịch đệm thì điện cực sẽ hư. :it (
Hi, cấu tạo của điện cực thủy tinh đo pH như sau :
- điện cực so sánh Ag/AgCl: có thế ko đổi nằm trong dung dịch KCl 3M
- điện cực làm việc (điện cực màng thủy tinh) hoạt động theo nguyên lý chọn lọc ion, khi H+ ở ngoài dung dịch thay đổi thì sẽ làm thế trên bề mặt ngoài thay đổi — thế màng thay đổi — Sự thay đổi điện thế này phụ thuộc vào hoạt độ ion H+ theo phương trình Nerst. Còn cái vụ nhúng vào dung dịch đệm mà hư thì cũng hơi vô lý vì người ta chuẩn lại điện cực la phải dùng dung dịch đệm đấy chứ. Hy vọng là đã giải đáp dc thắc mắc của bạn
Em có thể tự google và search tìm ra hầu hết câu trả lời cho những thắc mắc cơ bản. Ví dụ như câu hỏi của về pH chỉ cần search key words như: “pH meter” hoặc “How does a pH meter work?” hoặc “pH meter principle”,… là ra ngay câu trả lời như ở dưới:
http://www.sensorex.com/support/education/pH_education.html
Và cũng có một dịp để luyện tập tiếng Anh luôn. Có thể ban đầu đọc hơi khó khăn một chút nhưng dần dần về sau trở nên dễ dàng hẳn.
Hu Hu em đang cần gấp cho báo cáo nên mới hỏi chứ mà để ngày rộng tháng dài thì nói làm gì hu hu hu đã giới thiệu là tiếng anh hơi ẹ rùi mà hix hix. Em không nói là nhúng điện cực vào dung dịch đệm thì hư mà em muốn hỏi là vì sao nếu không nhúng Đc vào dung dịch đệm thì nó hư ấy. Và em théc méc nữa là điện cực so sánh có được nhúng vào dung dịch cần đo pH khi đo không vì em nhìn hoài mà không thấy điện cực so sánh đâu cả.
Điện cực so sánh tích hợp trên cùng 1 điện cực mà (điện cực kép) điện cực khi đo mà thấy 2 điện cực chỉ thị và so sánh (thường thấy là calomen) và có một cái cầu muối hình chữ U to đùng có lẽ bạn chỉ thấy ở các PTN để cho sinh viên hiểu nguyên lý thôi. Đọc cái này xem, có phần nói về nó đấy Link download: http://www.zshare.net/download/5874159aa05056/
Cái này trước đây đã bàn rồi. Các bạn có thể vào đây xem lại http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=646
Các anh ơi cho em hỏi.Em nghe nói trong cấu tạo các điện cực người ta thường dùng dd KCl.Vậy KCl có tác dụng và đặc tính ưu việt gì vậy?
Chào các bạn, Mình mạo muội góp ý mọi người như sau. Máy đo pH có 2 bộ phận chính: Cảm biến (Sensor) có nhiệm vụ chuyển tín hiệu pH thành tín hiệu điện thế (mV). Tín hiệu điện thế này tỷ lệ thuận với pH của dung dịch theo công thức Nerst. Thứ hai, Transmitter (còn gọi là pH meter) có nhiệm vụ chuyển tín hiệu điện thế nhận được từ cảm biến sang giá trị pH hiển thị. Vì thế các máy đo pH đều có tính năng hiển thị giá trị đo được là mV hoặc pH. Bạn chú ý là máy đo pH chỉ có thể đo điện thế, nhưng qua giá trị điện thế này sẽ quy đổi về giá trị pH qua biểu thức Nerst. Về cảm biến, bằng 1 bầu thủy tinh trong chứa dung dịch KCl 3M, có 2 điện cực (điện cực đo và điện cực tham khảo). Thực tế điện cực tham khảo cấu tạo tương đối phức tạp, nhưng nôm na gồm có 1 dây Ag và mạ AgCl nhúng trong dung dịch KCl, để có điện thế 0 mV. Bầu thủy tinh có 1 junction để cho dung dịch electrolyte chảy từ từ ra môi trường đo (vì thế sau 1 thời gian phải bổ sung KCl vào trong cảm biến). Hầu hết các loại cảm biến đều có 1 lỗ nhỏ, để thông bên trong với bên ngoài, nhưng cũng khá nhiều người khi đo quên mở lỗ này ra. Việc bảo quản cảm biến là nhúng vào dung dịch KCl 3 M. Trong môi trường này pH ~7 nên điện thế sinh ra ~0 mV. Bạn tưởng tượng cảm biến giống 1 quả pin, vì thế có tuổi thọ nhất định. Nhúng vào trong KCl để cảm biến không bị khô (tắc juction) và giống như để cái “pin” đó không làm việc. Lúc làm việc, tuổi thọ sẽ cao hơn. Còn nhiều nữa, nếu bạn nào quan tâm gửi email về nvphuong.hut@gmail.com, tớ sẽ trao đổi thêm!
Thân
Truy cập: hoachatvathietbi.blogspot.com