Lý thuyết hóa học phổ thông

các quá trình sảy ra H2O <-> H+ + OH- (BỎ QUA DO W<< K1C1,K2C2) HCOOH <-> HCOO- + H+ (K1) CH3COO- + H+ <-> CH3COOH (K2^-1) => HCOOH+ CH3COO- <-> HCOO- + CH3COOH (K1/K2)(tổ hợp 2 pt dưới với nhau) [bd]------C1-------C2---------------0-------------0 [pư]-------x---------x---------------x--------------x [cb]-----(C1-x) ----C2-x)-----------x -------------x có x2: (C1-x)(C2-x) = K1/K2 đến đây bạn giải được rồi chứ? ( alpha = x/C1 ) có gì mọi người góp ý nhé

cái này thì nhiều người " cóng " lắm. hồi học hóa pt mình cũng chưa làm nhiều bài tập về phần này.mình cũng định động lại nhưng chưa có thời gian. Nếu bạn không vội lắm thì để ra tết mình giải đáp a h mà quên , theo mình nghĩ thì cái này cũng không cần sử dụng đến hằng số cân bằng điều kiện đâu.chỉ cần dùng mấy cái beta của Ni và hằng số tạo phức hidroxo của nó là được.mình hay gặp các bài về hằng số điều kiện trong tạo phức với EDTA. các huynh ai vững về phần này thì cho bài tập và giải thích cụ thể nhé.đệ ngại đọc sách quá(hê hê)

tổ hợp cái pứ của CH3COO- và HCOOH lại ta thấy K rất lớn >> cói pứ xảy ra hoàn toàn rồi xác lập thành phần giói hạn củ dd sau đó xét wá trình điện li ngược tính được C(M) của HCOO- khi đó ốp vào biểu thức mà tính thui :nhau (

Ý bạn hỏi mạch có chứa nhìu lk bội ở đây là 1 loại lk bội hay 2 loại lk bội? Mạch carbone là mạch thẳng, nhánh hay vòng? Nếu là mạch thẳng có nhánh thì chọn mạch mang nhìu lk bội nhất là mạch chính. Nếu có nhìu sự lựa chọn thì chọn dây nào có mang các nhóm thế & tổng các chỉ số định vị của các nhóm thế ấy là nhỏ nhất. Nếu fải lựa chọn số định vị giữa nối đôi & nối 3 thì nối 2 được ưu tiên mang chỉ số định vị nhỏ hơn; các nối đôi, nối 3 được ưu tiên mang số định vị nhỏ hơn các nhóm thế. Ý của moi là vậy. Bo & các a e cho ý kiến với nhé. Thân!

Trước tiên mình xin hoan nghênh tinh thần học hỏi của Bo_2Q!

Muốn biết acid thiosulfuric H2S2O3 là đơn acid hay đa acid, em cứ tìm hiểu về muối tương ứng của nó. Trong thực tế, cả muối NH4HS2O3 và Na2S2O3 đều tồn tại nên rõ ràng H2S2O3 là một đa acid. Nó có thể tạo muối ứng với cả nấc một và nấc hai.

Vấn đề bây giờ là hai nguyên tử hydrogen trong phân tử acid thiosulfuric trên sẽ gắn vào nguyên tử lưu huỳnh S hay nguyên tử oxygen O. Đây cũng là một câu đố của khoa học vì cấu trúc chính thức của acid thiosulfuric vẫn chưa được xác định rõ.một cách trực tiếp. Trong các sách hóa vô cơ và các bài báo quốc tế, cấu trúc của acid thiosulfuric thường được biểu diễn dưới cả dạng bất đối xứng A và dạng đối xứng B.như sau:
Muối của hydrogenthiosulfuric acid tồn tại được cả dạng C (như muối ammonium) và D. Các thiosulfate hữu cơ thường thu được ở dạng bất đối xứng C. Để biết cấu trúc tinh thể của Na2S2O3 các bạn tham khảo trong tài liệu đính kèm.

Lưu ý: những kiến thức trong Wikipedia là kiến thức mở, chưa qua phản biện như các bài báo khoa học nên không có giá trị tham khảo chính thức. Đã có nhiều trường hợp dở khóc dở cười về việc sử dụng tài liệu tham khảo trong Wikipedia mà không kiểm tra lại tài liệu tham khảo gốc mà tác giả đã sử dụng để viết bài cho Wikipedia.

Nếu các bạn viết luận văn hay luận án ở nước ngoài mà trích dẫn từ Wikipedia, thường sẽ bị yêu cầu trích dẫn lại từ tài liệu tham khảo gốc vì độ tin cậy đã được khẳng định do đã qua phản biện.

Yếu tố để phân biệt dạng đối xứng và bất đối xứng của acid thiosulfuric là hai nguyên tử hydrogen sẽ chỉ liên kết với nguyên tử oxygen hay liên kết cả với nguyên tử oxygen lẫn nguyên tử lưu huỳnh.

Nhìn vào X-ray cấu trúc đơn tinh thể (hình trên) hay mạng tinh thể của Na2SO3 (hình dưới), ta thấy nguyên tử lưu huỳnh trung tâm giống như nguyên tử C sp3. Do đó cấu hình nguyên tử S trung tâm của acid thiosulfuric có thể được coi giống như cấu hình nguyên tử C sp3.

Ở dạng bất đối xứng A, nhìn vào mặt phẳng chứa hai nối đôi S=O và đi qua đường phân giác góc HO-S-SH, ta thấy hai nhóm SH và OH rõ ràng là bất đối xứng vì chúng khác nhau ở nguyên tử chalcogen.

Tương tự ở dạng đối xứng B, nhìn vào mặt phẳng chứa nối đôi S=O cũng như S=S và đi qua đường phân giác góc HO-S-OH, ta thấy hai nhóm OH và OH đối xứng nhau qua mặt phẳng này.

Vì vậy mà dạng A được gọi là dạng bất đối xứng và dạng B là dạng đối xứng.

Bitte, erstellen Sie vài cấu trúc để làm rõ câu hỏi hơn không? Vì hợp chất hai nối đôi chung một carbon thuộc nhóm allene. Nối đôi và nối ba chung một carbon thì carbon đó có hóa trị năm! hoặc hai nối ba chung một carbon thì carbon đó có hóa trị sáu! cao hơn hóa trị cho phép của nguyên tử carbon (hóa trị bốn). Nếu hệ thống liên kết pi tiếp cách (cách nhau một nối sigma-nối đơn), chắc chắn sẽ có sự cộng hưởng xảy ra.

undefinedSố oxi hóa của F trong FONO2 là bao nhiêu? Các sách chả thấy nói về vấn đề này. Phản ứng :F2+KNO3 =FNO3+KF trong đó chắc chắn F có số oxi hóa -1 trong KF.Vậy chẳng lẽ số oxi hóa của F trong FNO3 là +1.

cái này tụi mình có nói đến rùi và mình có post CTCT của FONO2 rùi, bạn vào mục Lý thuyết căn bản–> những câu hỏi–> trang 7/7 sẽ thấy CTCT đó

Để điều chế flo ta điện phân KF trong HF ( không có nước ), với dòng điện một chiều từ 8V- 10V và cường độ dòng điện từ 4000-6000A. Ngoài cách đó ra có còn cách nao để điều chế Flo nữa không?

PS: Bạn lưu ý cách đặt tên topic, quá chung chung. Bạn nên đọc kĩ nội qui diễn đàn để có thể post bài hợp lí nhất. Lần sau tái phạm BQT delete ko cần thông báo nhé !

Topic được sửa lại: Kiến thức vô cơ –> Điều chế Flo Bluemonster

Hi tronghieu, Ngoài ra bạn còn có thể điện phân NaF (Sản phẩm là Na, F2) và K(HF2) loãng (Sản phẩm là H2, F2, KF). Thân.

bạn à ! hiện giờ thì chưa ai có thể viết được phương trình điện phân KF và HF để điều chế F đâu ! còn cái phương trình rút gọn kia có thể là : KCl + 3 H2O —> KClO3 + 3 H2

pt điện phân nóng chảy theo tỉ lệ KF + 2HF 2HF –> H2 + F2 2KF –> 2K + F2 sở dĩ trộn HF vào đê giảm nhiệt độ đp xuống còn khoảng 70 độ pt rút gọn thì cộng 2 pt lại vế theo vế ta có thôi

có ai bit vì sao tư HCloO đến HCloO4 độ bền tăng tính oxi hoá giảm

Chúng ta cùng thử suy luận 1 tí nhé. Tính oxi hóa-khử càng mạnh khi trạng thái ứng với soh ấy càng kém bền và ngược lại. Mọi vật đều có xu hướng trở về trạng thái bền mừ! Đúng ko nè?! :cuoi ( . Ở HClO4 (soh của Cl là +7): có sự tạo thành 3 lk pi giữa Cl & O trong HClO4

Còn HClO (soh của Cl là +1) : ko có sự tạo thành lk pi giữa O & Cl

Việc tạo lk pi nói trên khiến cho lk Cl - O bền hơn, Cl bị giữ chặt hơn —> Trạng thái ứng với soh +7 của Cl trong HClO4 bền hơn so với trạng thái ứng với soh +1 trong HClO —> HClO4 có tính oh yếu hơn HClO :cuoi (

Mọi người ơi có ai biết về H2O2 cho em biết với Lớp em có tổ chức thuyết trình mà em chưa biết gì về H2O2 cả Em cần cả hình ảnh về cấu tạo của nó nữa em cảm ơn nhiều :dongtopic

thì em vào wikipedia rồi gõ H2O2 vào là có liền chứ gì có công thức cáu tạo luôn.

Gửi bạn vài hình ảnh về cấu tạo của H2O2 ở dưới đây; còn thông tin thêm thì bạn chịu khó tham khảo link này nhé: Hydrogen peroxide - Wikipedia . Chúc vui! Thân!

undefinedundefined[FONT=Times New Roman]undefined[/undefinedFONT] Mình có vấn đề không hiêu. Xin các bạn chỉ giáo! Cấu tạo nguyên tử của Mangan khác với cấu tạo của nguyên tử Clo ở điểm nào? Tại sao chúng được xếp cùng một phân nhóm?

Bạn xem kĩ lại đi nhé. Mn ở phân nhóm phụ nhóm VII (VIIB) còn Cl ở nhóm chính nhóm VII (VIIA hay còn gọi là nhóm halogen) Nếu mình nhớ ko nhầm thì cách sắp xếp nhóm trong bảng PLTH dựa vào cấu hình electron: Mn: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d5 Cl : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 ----> Cl ko có điện tử d, Mn có điện tử d chưa đầy Theo cách sắp xếp vào bảng PLTH thì số nhóm = số điện tử d + số điện tử của lớp ngoài Mn: 5 + 2 = 7 nhưng do Mn có electron d chưa đầy nên fải xếp vào nhóm fụ ----> Mn (VIIB) Cl: 2 + 5 = 7 nhưng do ko có electron d chưa đầy—> Cl (VIIA) Các a e check lại và cho ý kiến với nhé. Thân!