lưu ý khi phân tích bằng HPLC

hi, mình cũng vừa tiếp nhận HPLC nhưng của Shimadzu,sử dụng detector UV mình có thắc mắc nhờ mọi người giúp đỡ nha: -chương trình rửa cột mình tự thiết lập hay sao?

  • mình nghe nói là cần thiết lập và chạy nó sau khi mình chạy mẫu để làm sạch cột và mình nghe nói là có phương pháp bảo vệ cột bằng cách nhốt methanol hoặc acetolnitril trong cột?
  • tại sao phải làm như vậy?
  • khi thay đổi thành phần pha động đột ngột có thể làm hỏng cột không? -:24h_052: nhưng nếu phân tích nhiều thành phần trong mẫu thì thiết lập chương trình dung môi. vậy thay dổi thành phần pha động như thế nào là hợp lý? Mọi người giải đáp giúp mình với nhá! cảm ơn nhìu nhìu nhá!

ý kiến cá nhân của mình là thế này:

  • chương trình rữa côt cũng giống như quá trình chạy mẫu nhưng chỉ thuần là quá trình chạy một loại dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi nào đó trong một khoản thời gian đủ để rữa giải hết tất cả các chất còn bám lại trong pha tĩnh của cột ra ngoài, việc chọn dung môi rữa giải là gì, loại nào thời gian rữa là bao nhiêu, thường tùy thuộc vào manual kèm theo cột của nhà sản xuất, hoặc dựa vào kiến thức suy luận dựa trên loại chất mà bạn đã chạy trước đó và loại dung môi động bạn đã sử dụng trong quá trình chạy. thường thì bạn phải tự thiết lập lấy chương trình rữa cột riêng cho từng loại cột, và từng loại chất mà bạn tiến hành phân tích.

  • khi mua cột sắc ký mới thì nhà sản xuất thường bảo quản pha tĩnh của cột bằng một loại dung dịch bảo vệ, khi mình mang ra sử dụng, nếu bạn chỉ nghĩ vài ngày rồi tiến hành chạy lại thì chẳng sao hết, nhưng nếu một thời gian dài không sử dụng thì để duy trì hoạt tính của pha tĩnh cho côt thì ta nên bảo quản nó trong môi trường CH3CN/H2O:20/80(theo hướng dẫn của của hãng Beckman) đối với cột pha đảo, và bảo quản trong hexane đối với cột pha thuận.

  • thường việc thay đổi thành phần dung môi rữa giải khi chạy gradient nồng độ thì nên thay đổi độ phân cực của dung môi này từ từ, ví dụ: bạn đang chạy ACN/H2O:80/20 thì bạn có thể chuyển xuống ACN/H2O:70/30,… giảm từ từ độ phân cự hoặc không phân cực của dung môi, để đảm bảo tính ổn định và không gây ra sự thay đổi đột ngột những tương tác giữa dung môi rữa giải với pha tĩnh cũng như các thành phần khác trong quá trình phân tích.

Thông thường, cột pha đảo thì bạn cứ xài ACN/H2O (50:50) làm dung dịch cất trữ là OK. Còn cụ thể thì tốt nhất là tham khảo tài liệu của các hãng cung cấp.