làm sao để nhận biết dc lk cộng hóa trị,và liên kết ion
Dễ như ăn kẹo á. Mô hình như sao: M-X nếu em học P Thông thì nhìn 1 cách đơn giản thế này. Nếu liên kết trên là Cộng hóa trị thì M và X là phi kim ví dự HCl. Còn nếu là liên kết ion thì M là kim loại còn X là phi kim ví dụ NaCl Sau này học cao lên sẽ thấy tất cả các hợp chất điều ko thuần túy là một loại liên kết, và có khi Kim loại liên kết với phi kim lại là liên kết cộng hóa trị mới gê ví dụ như Cr2O3
rắc rối là ở chỗ đó đó(pk liên kết kl ko phải là lk ion),ví dụ như agcl3 …,mấy chất như thế thì sao mình nhận biết dc nó là lk gì?
Đã bảo là giữa 2 loại lk đó không có 1 cột mốc hay ranh giới rõ ràng mà … ở phổ thông thì xét hiệu độ âm điện đi… nó chênh lệch lớn là lk ion, còn ít chênh lệch hoặc khôgn chênh lệch là CHT, số liệu thì giáo viên cấp 3 nào mà không nói tới :|:|… Em này chắc lười quá không nghe giảng đây mà, chú ý viết CT cho đúng hoá trị “AgCl3” :24h_027:
bạn ơi cái này xét hiệu độ âm điện 0-> <0,4: liên kết cộng hóa trị không cực 0,4-> <1,7:liên kết cộng hóa trị có cực >1,7:liên kết ion ví dụ nhé Na2O hiệu độ âm điện =3,44-0,93=2,51 ->liên kết ion …HCl…=3,16-2,20=0,96->liên kếtcộng háo tị có cực …PH3…=2,20-2,19=0,01->liên kết cộng hóa trị không cực
nhầm,alcl3 chứ
độ âm điện của al là 1.61,độ âm điện của cl là 3.16,vậy tại sao liên kết giữa ag với cl lại là liên kết cộng hóa trị
Cái này thì so sánh thế này nhé Dựa vào hiệu độ âm điện thì có thể biết nhanh đc loại liên kết ^^ nêu DAD < 0.4 : thì đây là liên kết công hóa trị ko phân cực nếu 0.4<DAD< 1.7 : liên kết cộng hóa trị phân cực nếu DAD >= 1.7 thì đây là liên kết ion
Mình giải đáp cho bạn Elkun nhé Khi bạn tính hiệu độ âm điện cua phân tử AlCl3 thì nó sẽ bằng 1.55 => Liên kết công hóa trị
Nếu chỉ xét ở phổ thông thì các câu trả lời ở bên trên là hợp lý rồi. Mình chỉ xin bổ sung vài ý sau nếu ai muốn học cao hơn:
- Các liên kết không hoàn toàn thuần túy là ion hay cộng hóa trị, chỉ là nghiêng về bên nào nhiều hơn mà thôi. Có một công thức tính độ ion trong liên kết mà các bạn sẽ gặp khi học ở đại học (cái này học lâu rồi mình quên mất :D), nhưng nó nói lên sự chênh lệch giữa 2 loại liên kết trên.
- Ngoài ra, ta còn xét đến sự cực hóa ion, góp phần làm thay đổi tính ion - cộng hóa trị. Thường thì các ion dương sẽ cực hóa lên vỏ e của ion âm, làm một phần e lệch vì ion dương. Sự cực hóa càng mạnh thì làm cho liên kết càng có tính cộng hóa trị.
Định không nói ra sợ bạn elkun sẽ rối nhưng bạn hoahocpro bạn ấy quá pro đã nói ra thì mình cũng tiếp bạn pro này tí. Liên kết Ion Liên kết ion là liên kết hóa học đc hình thành khi các điện tử hóa trị tham gia liên kết của các n tử đc cho là thuộc về nguyên tố có độ âm điện lớn hơn Mô hình liên kết là 1 kim loại (cation) liên kết với 1 phi kim (anion), cả anion và cation đều đc xem là điện tích điểm: anion (r-, q-) cation (r+, q+) (r,q là bán kính và điện tích). Lực tương tác giữa các ion là lực tĩnh điện, mô hình thì có thể tìm trên goooooogle đầy. Điều kiện hình thành liên kết ion là thế này. Liên kết ion đc hình thành khi có sự chênh lệch độ âm điện lớn và phải ứng với 1 kim loại có số oxi hóa =<3, nếu lớn hơn 3 thì thuyết này phá sản :24h_014: (giải thích ở phần dưới) Ai cũng biết là liên kết hóa học ko bao giờ la 1 loại liên k, để định lượng hóa đc bao nhiêu tính ion thì Lão Tướng pauling đã đưa ra công thức như sau: Liên kết CHT Liên k cộng hóa trị là liên kết hóa học đc hình thành khi đôi điện tử hóa trị của hai nguyên tử tập trung và khu vực giửa hai hạt nhân (liên kết ion thi đôi điện tử tập trung về ntu phi kim) Liên kết cộng hóa trị đc hình thành khi thỏa 1 trong 2 điều kiện sau: Hai phi kim liên kết với nhau: Một kim loại và một phi kim liên kết với nhau nhưng kim loại đó phải có số oxhoa lớn hơn 3. Giờ bắt đầu nói tại sao xét tính liên kết mà tính hiệu độ âm điện bị phá sản::24h_014: Vì giá trị độ âm điện là một giá trị thay đổi tùy thuộc vào trạng thái của nguyên tử trong hợp chất đó. Do đó người ta thường phái biểu 1 cách đơn giản nhưng đầy sai lầm: hiệu độ âm điện =<0.6 là liên kết cộng hóa và cộng hóa trị ko phân cực. 0.6 =< hiệu độ âm điện =< 2.2 là liên kết cộng hóa trị phân cực. Nếu biết thêm tại sau khi kim loại có số oxi hóa lớn hơn 3 thì lại trở thành liên kết cộng hóa trị thì thảo luận tip ở dưới nhé, " đối bụng quá ăn cơm đây ":020:
Anh Thạch ơi nói tiếp tại sao kim loại có số oxhoa lớn hơn 3 lại là liên kết cộng hóa trị???
Trước tiên xét tác dụng phân cực của cation: Cation thiếu điện tử nên có xu hướng kéo điện tử của anion về phía mình, nghĩa là có tác dụng phân cực. Tác dụng phân cực của cation càng mạnh thì đám mây điện tử hóa trị của aniion càng bị dịch chuyển về phía cation khiến cho liên kết có tính ion càng giảm và tính CHT càng tăng. Hệ quả là khi tác dụng phân cực của cation càng mạnh thì tính chất liên kết biết đổi theo chiều: ion -> ion CHT -> CHT phân cực: Tác dụng phân cực của cation càng mạnh khi bán kính càng nhỏ, điện tích càng lớn (yếu tố trội hơn). Xét tác dụng bị phân cực của anion: Anion có thừa điện tử nên bị caion kéo điện tử nên đó là tác dụng bị phân cực của anion. Tác dụng bị phân cực của anion càng mạnh khi bán kính càng lớn, điện tích càng nhỏ hay càng âm. Hướng biến đổi của tác dụng bị phân cực mạnh: ion -> ion CHT -> CHT phân cực -> CHT.