Theo Longraihoney biết thì thực tế trong một phân tử bất kì không hẳn tồn tại một loại liên kết tức là phân tử có lk ion cũng tồn tại lk cộng hoá trị và ngược lại… Ngoài ra không phải lk cộng hoá trị và lk ion không liên hệ với nhau… ví như HF bản chất là lk cộng hoá trị tuy nhiên nó phân cực quá mạnh thành ra một đầu dương một đầu âm ~~> lk ion
đúng, mọi lý thuyết về liên kết lúc này cũng chỉ là mô hình, mà khi đã đặt mô hình rùi có nghĩa ta đã thống nhất liên kết đó, thuộc mô hình đó 100%, ta sẽ dựa vào cùng một mô hình để so sánh giữa các liên kết với nhau !!! Ăn thua là phải biết vận dụng đúng, đủ lý thuyết của mô hình đó, để có cái đánh giá chính xác về đối tượng liên kết mình đang xét, thế thôi !
mà nói đến hiện tượng các đồng đẵng của các hợp chất vô cơ cũng tổ đau đầu… nó được hình thành như thế nào? lk ra sao? VD cụ thể nhất là trường hợp của dãy boran ~~~> khó hiểu thật
Theo BM được biết thì hầu như, những hợp chất mà trong nội bộ liên kết của nó ko thuận lợi về mặt nhiệt động, tức là năng lượng tạo liên kết quá lớn, năng luợng làm bền phân tử ko đủ bù lại, lúc này phân tử có khuynh hướng tạo liên kết liên phân tử với nhau, năng lượng để liên kết liên phân tử ít hơn rất nhiều so với năng lựơng tạo nối liên kết ban đầu giữa các nguyên tử trong một phân tử ! Chính vì vậy, hệ thống sẽ đuợc cân bằng, năng lượng bền đủ bù lại (thậm chí phải dư) năng lượng tạo liên kết !!! Đó chính là lý do mà ta có được đồng đẳng của boran ! Cũng chính vì vậy mà thằng BCl3 chả dại gì “kết bè kết đảng” lại với nhau, trong khi bản thân năng lượng làm bền của nó đủ bù lại năng lượng liên kết (nhờ vào liên kết phối trí pi phụ). Cần phải nhớ thêm một yếu tố nữa trong độ bền nhiệt động của hệ thống, đó là entropy, khi hệ thống càng cồng kềnh, entropy của hệ càng giảm, điều này ko thuận lợi ! luận điểm này củng cố thêm việc giải thích sự lẽ loi của BCl3 !
Mà độ bền của lk hoá học tỉ lệ nghịch với độ dài của lk là hoàn toàn đúng hay sai? Và liên kết hoá học vẫn bị chi phối bởi các yếu tố nhiệt động hoá học và điều kiện của môi trường dẫn đến tính chất hoá học cũng biến đổi theo đó.
Nếu theo mô hình của liên kết CHT, điều khẳng định trên hoàn toàn có cơ sở ! Vì mô hình liên kết CHT có quan tâm đến mức độ đồng năng và mật độ xen phủ, hai yếu tố này chi phối mạnh đến độ dài liên kết !
Còn câu sau của longrai thì … hix, chung chung quá, chi phối bởi các yếu tố nhiệt động, chẳng phải là điều kiện hình thành liên kết hay sao !? Còn điều kiện của môi trường thì … cũng có lý, vì chẳng hạn như trong dung môi có liên kết lưỡng cực lưỡng cực, “có lẽ” liên kết của phân tử chất tan dài thêm tí !!! hix, cái này chắc cũng chẳng ai để ý nhỉ !!!
:bachma (