Liên kết hidro

Các bạn cho mình hỏi là trong liên kết hidro nội phân tử.Ta có thể nói là khoảng cách giữa các nhóm chức hay các nguyên tử tạo liên kết là bao nhiêu để có liên kết hidro nội phân tử. Và 1 chất có liên kết hiro nội phân tử thì sẽ có điểm sôi thấp hơn chất có lk hiro (cùng chất) do là chất có lk hiro nội pt thu nhỏ M (ko biết đúng ko) diện tích thu hẹp lại.

  Trong hieu úng cảm âm thi gốc C6H5- hay CH2=CH-  mạnh hơn khi dùng để giải thích tính bazo của C6H5-O-CH3, với CH2=CH-O-CH3, nếu dùng cộng hưởng để giải thích thì như thế nào.
  • Thường là lk hidro nội phân tử tạo vòng 4,5 hoặc 6 cạnh.

1 chất có lk hidro nội phân tử sẽ có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn chất tạo lk hidro liên phân tử (có cấu tạo tương tự nhau)…do lk hidro nội ptử làm ptử bị cô lập…ko lk với các ptử khác chặt chẽ đc=>các ptử rời rạc!

  • Về hịu ứng cảm âm, thì theo em nhóm Phenyl gây hịu ứng -I mạnh hơn Nhóm Vinyl, do số lượng Csp2 nhìu hơn… Còn đối với trường hợp so sánh tính bazơ của C6H5OCH3 và CH2=CHOCH3…thì theo em, ở đây đôi e của C6H5OCH3 tuy tham gia liên hợp với vòng thơm nhưng mật độ điện tích trên O cũng ko giảm zì nhìu…do đây là hệ liên hợp kín! Còn đối với CH2=CHOCH3 thì vừa có -I và -C của CH2=CH… =>CH2=CHOCH3 có tính bazơ íu hơn C6H5OCH3 :smiley:

.Ta có thể nói là khoảng cách giữa các nhóm chức hay các nguyên tử tạo liên kết là bao nhiêu để có liên kết hidro nội phân tử.

Ý của Gold_dragon là đúng nhưng atbu nói cụ thể hơn 1 chút. Khỏang cách giữa nguyên tử H và nguyên tử còn lại khỏang 2.1Ao là có tương tác yếu hay cho đó là liên kết H. Tương tác này bản chất vẫn tưong tác tĩnh điện nên làm điện tích trên phân tử hợp chất hữu cơ được giải tỏa , chính vì vậy ta nói nhờ liên kết H mà phân tử được bền hóa, hay nội năng của phântử giảm là thế. Chính liên kết H nội phân tử hình thành gây cản trở sự hình thành liên kết H liênphân tử (án ngự lập thể cũng như sự giảm mật độ điện tử ) chính vì vậy giảm khả năng hình thành liên kết H liên phân tử => giảm nhiệt độ sôi là thế.

Còn đối với trường hợp so sánh tính bazơ của C6H5OCH3 và CH2=CHOCH3…thì theo em, ở đây đôi e của C6H5OCH3 tuy tham gia liên hợp với vòng thơm nhưng mật độ điện tích trên O cũng ko giảm zì nhìu…do đây là hệ liên hợp kín!

Khi hệ liên hợp càng dài, thì khả năng dịch chuyển của các điện tử càng linh động trên phân tử , nhờ sự chênh lệch giữa cái MO liênkết và phản liên kết giảm xuống khi tăng mạch liên hợp, chính vì thế khả năng liên hợp của gốc phenyl vẫn mạnh hơn vinyl , chứ không dùng hệ hở hay kín ở đây. Cái này các bạn có thể dùng phần mềm tínnh tóan khảo sát xem mật độ điện tử trên nguyên tử O thay đội như thế nào trong hai trường hợp trên.

vậy theo atbu thì độ linh động của electron pi sẽ như thế nào trong hai hệ: 1,3,5-hexatriene với benzene ! :rockon (

1,3,5-Hexatriene

Benzene

Dựa vào mức năng lượng của các MO thì rõ ràng e pi trong hệ 1,3,5- Hexatriene rõ ràng linh động hơn của Benzene. Tuy nhiên nếu bảo so sánh tính axít của acid benzoic và acid 1,3,5- Hextrienylcarboxyl thì thế nào nhỉ. :smiley:

Nhìn vào giản đồ trên, thì khi so sánh lực acid của 1,3,5-hexatrienylcarboxyl với acid benzoic, acid benzoic sẽ cao hơn, vì khả năng resonance của electron pi benzene yếu hơn (khả năng donor thấp hơn) ! Có ai tra được số liệu thực nghiệm ko nhỉ ! :batthan (