cho em hỏi: 1/tại sao ở trong điều kiện để có liên kết hidro X-H…Y thì X có kích thước nhỏ và Y có cặp electron tự do với số lượng tử n nhỏ? 2/liên kết hidro như thế nào thì càng bền ? 3/ tại sao củng có liên kết hidro với nguồn electron pi?
Câu 2 là khi điện tích của H càng dương còn của nguyên tử tạo liên kết H càng âm ( chỉ có N, O, F)
- Nguyên tử X kích thước nhỏ để liên kết X-H càng phân cực, Y còn cặp e để tăng mật độ điện tử trên Y càng cao khả năng tương tác với H càng lớn, n nhỏ để khả năng hút điện tử lớn Và vấn đề lk H ở hoá Hữu cơ dừng lại ở X,Y là N,O,F
- lk H càng bền khi nguyên tử H linh động ( tức lk X-H phân cực) và Y có mật độ e cao ( khác mật độ điện tích )
- Cũng có khả năng lk H với Y là trung tâm điện tử pi, lk 3, hay lk đôi vì đây là những trung tâm giàu điện tử Thân.
em không hiểu tại sao X có kích thước nhỏ thì liên kết X-H càng phân cực và tại sao n nhỏ thì khả năng hút điện tử của Y càng lớn.
X có kích thước nhỏ thì thì khoảng cách tới e hóa trị (e tham gia liên kết với H) gần hơn nên hút mạnh hơn làm cho liên kết phân cực hơn, Y có n càng nhỏ thì càng nằm gần hạt nhân hơn nên cũng tạo ra lực hút lớn hơn.
Hix tớ cũng dốt lắm . Nên hỏi nhiều câu hơi gà gà các cậu chỉ giúp nhá . Tớ thắc mắc là cái liên kết H-X kia ý càng bền chắc thì càng phân cực hay càng phân cực thì càng lỏng lẻo
Độ bền và độ phân cực không có mối liên quan rõ ràng, vì độ bền liên kết cao khi xen phủ AO lớn, còn độ phân cực thì lại phụ thuộc vào hiệu độ âm điện.