Lc msms

các bạn có thể cho mình biết trong LCMSMS người ta dùng 3 khí Nito,Ar,He để phân mảnh trong collision cell (Q2),trong 3 khí đó khí nào tốt nhất?tại sao? cám ơn các bạn

Collision cell làm gì dùng khí Nito. máy UPLC/msms của waters dùng Ar

Agilent xài khí Nitơ.Ar hay nito tốt hơn???

???không nhìn thấy rõ.

theo mình biết thì nito chỉ là khí mang, để phân tích mảnh mẹ. phải dùng Ar mới phân mảnh được

không phải đâu bạn.bạn đã dùng từ " mảnh mẹ " thì phải có mảnh con?nếu đã có mảnh con thì sao ko pt dc?bạn hiểu như thế nào là khí dùng để phân mảnh?ngừoi ta dùng cả 3 khí đề phân mảnh nitơ,Ar và cả Heli,trong iontrap thì He đucợ dùng chủ yếu.

Trong 3 khí nói trên, thì nói chung He ít được dùng để phân mảnh trong Collision cell, nguyên nhân vì sao thì mình cũng không rõ. Đúng như bạn nói He được dùng chủ yếu trong Ion trap thôi. Hiện nay một số hãng sử dụng khí Argon, một số khác sử dụng Nito. Theo lý luận của từng hãng thì mỗi thằng đều có ưu điểm. Argon có lẽ cho mức phân mảnh tốt hơn, hơn nữa Argon là khí hiếm và rất trơ hay được sử dụng. Nhược điểm là vấn đề giá. Thermo, Waters sử dụng Argon. Nito thì có ưu điểm là giá tốt hơn, hiện nay chỉ cần đầu tư 01 máy sinh khí N cho nhiều mục đích: khí phun, khí làm khô, khí bắn phá. Khả năng bắn phá cũng đã được kiểm chứng là tốt. Các hãng như Agilent, AB đều sử dụng Nito.

Do đó để nói khí nào hơn thì cũng khó. Nếu đầu tư mua thiết bị LC-MS/MS thì nên quan tâm đầu tiên đến các thông số kỹ thuật, sau đó cũng cần quan tâm đến việc mua các đồ spare part sau này, cũng như hỗ trợ về kỹ thuật của hãng máy.

Mình cũng nghĩ zậy,còn vài thông tin bạn chưa giải thích rõ,nếu được thì giải thích cho tôi hiểu thêm. 1.Dựa vào đâu để biết 1 khí phân mảnh tốt hơn khí kia:số lựong mảnh hay hàm lựong mảnh hay độ nhạy (khi trả lời câu hỏi này bạn nên xem thêm khả năng nền cũng phân mảnh và gây nhiễu,nhiễu nền trong MS2 rất ít nên có thể bỏ qua). 2Tại sao không dùng khí Ar để lám khí thổi khô luôn (giá thành đắc chăng) thanks bạn

Có một nguyên tắc thế này: Khí càng nặng thì làm tăng tạo thành nhiều ion con. Trong Ion trap thường chỉ sử dụng khí He làm khí bắn phá là do nguyên lý của Ion trap là phân tách theo thời gian, khi đó các ion được đưa vào một buồng và thường phải cố định áp suất nhất định nào đó để duy trì cố định biên độ dao động các ion trước khi phân tách. Trong Tam tứ cực, với nguyên lý phân tách theo không gian, có thể dễ dàng thay đổi áp suất cho phù hợp để đạt được mức bắn phá theo yêu cầu. Do đó có thể sử dụng nhiều loại khí để dùng làm khí bắn phá: He, N, Ar, Xe … Khi đó chỉ cần điều chỉnh áp suất cho phù hợp từng giai đoạn phân tách. Ar rõ ràng cho sự phân mảnh tốt hơn N, tuy nhiên như bạn nói cũng cần phải cân nhắc đến các yếu tố nên. Về vấn đề này, mình cũng không được rõ lắm, để có thể so sánh các khí như thế này thì quả là không đơn giản tí nào. Đúng như bạn nói, nếu dùng Ar làm khí thổi khô thì chắc là không thể nào đáp ứng được. Khí thổi dùng quá nhiều trong LC-MS/MS và N là sự lựa chọn tốt nhất.

thật ra như thế này,khí tạo nhiều ion con chưa hẳn đã tốt,vì lúc này cừong độ mũi sẽ giảm và phổ đồ phức tạp.mình hoàn toàn đồng ý với bạn về lập luận trên.Ngoài ra khí He trong iontrap để giảm bớt động năng của ion và giúp ion di chuyển ở giữa trap.Khí càng nặng phân mảnh càng nhiều (gần đúng thui bạn nhé).Vì nếu khí càng nặng,năng lựong cung cấp để bắn phá phải càng lớn,lúc này 1 phần vì năng lựong lớn nên cpt di chuyển khá nhanh và năng lựong va đập lớn (chứ ko phải khí nặng va đập tốt hơn đâu). nghe bạn nói mình nghi bạn rất rành về MS.sẵn tiện chia sẽ kiến thức về MS với mình. nhắc tới iontrap và 3 tứ cực,bạn cho mình hỏi các vấn đề sau: 1.cách loại các ion khác trong iontrap và tứ cực. 2.so sánh độ nhạy của 3 tứ cực,iontrap và TOf. 3.Vì sao độ phân giải của Tof cao hơn iontrap và 3 tứ cực. thân ái

  1. Mình chưa hiểu câu hỏi lắm. Ý là hỏi về công nghệ hay thủ thuật hay kỹ thuật thực hiện?
  2. Về độ nhạy
  • Tứ cực: Độ nhạy ở Fullscan kém hơn Ion trap Nhạy ở chế độ SIM (đơn tứ cực) và đặc biệt là MRM (ba tứ cực)
  • Bẫy Ion: Nhạy ở Full scan, và cho thông tin về phổ tốt hơn Không cải thiện nhiều độ nhạy khi chuyển sang chế độ SIM Có thể thực hiện MRM tuy nhiên độ nhay không cao bằng 3 tứ cực và không ổn định bằng.
  1. Về TOF mình chưa có kinh nghiệm dùng dòng này nên cũng chưa có kinh nghiệm lắm. Về mặt lý thuyết TOF có thể cho đô phân giải cao nhưng về độ nhạy thì có lẽ không bằng ba tứ cực. Bạn xem thêm file kèm theo nhé về so sánh Quad, TOF và FT-IRC Về công nghệ thì hiện nay FT-IRC vẫn là thằng tối tân nhất đến nay.

Theo mình thì với mỗi một công nghệ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Tùy thuộc vào ứng dụng của thì trang bị thiết bị cho phù hợp. Nếu bạn chỉ định lượng thì Triple Quad là lựa chọn số 1. Độ nhạy cao, dễ sử dụng và bảo trì. Cũng có thể định tính ở mức độ thấp khi phân mảnh và sắp xếp các mảnh để suy ra chất cần xác định. Tuy nhiên cũng khá phức tạp và độ chính xác cũng không thể confirm. Về Q-Tof có khả năng định tính tốt vì ưu điểm của Q-TOF là có độ phân giải cao ( HR) và độ chính xác khối cao ( cỡ 1-3ppm). Ngày này Q-Tof cũng có khả năng đinh lượng khá cao ( một số thiết bị còn gọi là QuanTof) có độ nhạy tương đương với các triple quad đời đầu. Sử dụng Q-TOF thì khó hơn Triple Quad một chút nhưng so với FT-ICR thì vẫn dễ dàng hơn Về FT-ICR có độ phân giải cao rất cao, độ nhạy thì cũng tương đương với QuanTof. Ứng dụng chủ yếu của FT-ICR cho công nghệ sinh học như Proteomics, Peptide.Tuy nhiên để trang bị và vận hành một thiết bị FT-ICR thì không hề đơn giản. Ở Việt Nam có 02 thiết bị này nhưng theo mình được biết thì khả năng khai thác là vô cùng hạn chế, ứng dụng không đúng với hiệu năng máy. Kiểu dao chọc tiết Bò lại mang đi thái hoa quả, lãng phí vô cùng. Ở Việt Nam mình có một cái bệnh là thích trang bị thiết bị cao cấp nhất, hiện đại nhất còn các yêu cầu về nhân lực, thiết bị phụ trợ, phòng lab, ứng dụng thì chẳng quan tâm.

vì hiện tại các yêu cầu về thử nghiệm của các lab trên thế giới định lượng vẫn là 3 tứ cực.TOf chỉ có ý nghĩa nghiên cứu là nhiều. các bạn có catalo của các thiết bị MS thì send cho mọi người tham khảo.

Thực ra cái bệnh này cũng là do từ cơ chế xã hội mà ra.

Có thể nói rõ hơn ý bạn không?theo mình nghĩ thì đơn giản vì khi đưa ra 1 phương pháp phân tích thì phải xét trên mục đích phân tích và nhiều phương diện:ví dụ kinh tế,dễ vận hành,không độc hại và “sức khỏe của qui trinh”.theo bạn thì “cơ chế xã hội” quyết định phương pháp phân tích ???

Ủa, mình đâu có nói là “cơ chế xã hội” quyết định phương pháp phân tích đâu???

Có một số cơ sở đươc trang bị rất hiện đại nhưng thiết bị về rồi đắp chiếu để vậy, nhiều khi mình đi xem thấy “thèm” quá… Hầu hết là các cơ sở nhà nước. Vậy tại sao lại được trang bị? là có dự án, tiền nhà nước, tiền tài trợ… Mà dự án để làm gì? (nhiều mục đích lắm) Tại sao họ không sử dụng? vì năng lực hạn chế, vì thiếu thiết bị phụ trợ, vì không có nhu cầu … như TSS đã nói vậy.

Nhưng đó không phải là đa số các cơ sở đều vậy.

hi Ban, Trong LCQQQ nguoi ta hay dung khi cho collision cell la Nitor, Ar. Hai khi nay deu la khi tro. VD Agilent va API sai N2,Water sai Ar. Thuc ra thi dung 2 khi phan ung do du tot, khi chay may no cung khong dung nhieu lam. Tai sao lai cac hang lai sai khi khac nhau?? Thuc ra do la patern cua cac hang nhu: Neu dung collsion cell kieu octopole thi len sai N2, con neu sau collision cell kieu hexapole thi nen sai Ar. Muc do ban pha la do minh ap năng lượng cho collision cell va tùy thuộc vào chất phân tích. Cái bạn quan tâm cuói cùng là độ nhạy và giá thành khí. Con helium thi chi dung cho khi phan bắn phá collion cell cho GC/MS/MS cũng như khí N2 va Ar ngừoi ta không bao giờ dùng cho GC/MS/MS vì N2 và Ar lamg giảm độ nhạy hoặc thậm chí làm filament cua Ion source bị đứt sớm. Trong khi N2, Ar không ảnh hưởng tới ion source cu LC/MS/MS.

Hi All, các hãng sản xuất hiện nay tập trung vào việc nghiên cứu công nghệ để làm tăng độ nhạy (S/N) của thiết bị cũng như giới hạn phát hiện (LOD). Mới đây Agilent giới thiệu model Agilent 6490 LCMSMS với độ nhạy lên đến S/N > 10.000 (cao nhất trong tất cả các dòng LCMSMS hiện nay) bằng việc sử dụng công nghệ iFunel (đã được đăng ký bản quyền). Vấn đề sử dụng khí va chạm là khí gì thì theo như Tiệp đã giải thích. Mình gửi các bạn tài liệu đính kèm để tham khảo. Thanks, Thế Anh TRAMATCO., LTD nhtheanh@gmail.com

Chào The Anh

Bạn cho minh hỏi S/N của 6490> 10.000 là chạy trên chất gì và nồng độ là bao nhiểu?Ngoài cải tiến về phần nguồn, Model này chắc phải cải tiến về các phần khác như chân không,… gì nữa không?

Thanks

Hi TSS,

  1. Để có thể đạt S/N > 10.000 thì tiêm 1 pg reserpine on-column.
  2. Ngoài cải tiến về nguồn 6490 còn được cải tiến về Collision Cell, Quad Drice Electronics.

Thanks, Thế Anh