Làm sao đo chiều dài sợi tre

Mình làm để tài nhựa PP gia cường bằng sợi tre biến tính…Hôm bữa lên gặp thầy , thầy yêu cầu phải đo chiều dài sợi tre ( mình đã dùng máy sinh tố xay nhuyễn nhưng lại dình thành từng nhúm, nhưng chiều dài vẫn ở kích thước mm )…Cho mình hỏi có cách nào đo được chiều dài sợi không?

Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ

Có hai cách để bạn thực hiện :

  • Ngâm trong xút 10% để làm rã bó sợi tre. Rửa nước rồi sấy khô. Dùng rây 100, 40, 20 để lần lượt tách các nhóm sợi ngắn và dài. Đo chiều dài của các nhóm sợi đó. Từ đó lấy thông kê chiều dài trung bình với khoảng thay đổi theo tỷ lệ phần trăm nhóm sợi.

  • Đặt vấn đề trực tiếp với thầy của bạn về cách đo đạt - đo chiều dài sợi có phải theo theo tiêu chuẩn quốc tế nào không? Nếu có thì hỏi tên tiêu chuẩn và xin tham khảo tiêu chuẩn đo đó. Nếu không có thì liệu có thể áp dụng phương pháp nào đã thực hiện tương tự trước đây? Nghĩa là đo chiều dài sợi thủy tinh, sợi dứa, sợi đay chẳng hạn.

Thân,

Mình đã ngâm NaOH 1% trong 3 ngày để loại bỏ hemicellulose và lignin …Sau đó thì rửa bằng HCl 1% (rửa sạch bằng nước) rồi đem tre sấy ở 80oC trong 3 ngày…Kết quả thu được : sợi tết lại thành từng cục.

Mình đem sợi đã sấy khô đi xay nhưng sợi chỉ tơi ra thôi không nhuyễn ra được…Sau đó thì mình dùng rỗ có lỗ khá to để sàn nhưng chỉ ra toàn dạng bột mịn mà thôi ( khoảng 50g/1kg) Phần tre mình cần sử dụng thì vẫn dính lại với nhau không tách ra từng sợi được.

Mình đã hỏi các bạn khóa trước về cách đo sợi nhưng ai cũng nói là không khả thi nên chỉ ước chừng thôi…Mặc khác mình cũng hỏi thầy rối, thầy kêu về nhà tự suy nghĩ " vì thầy cũng không hơn gì em đâu " :24h_093:

Cái này có máy đo mà bạn, trong một đề tài mình đọc gần đây người ta sử dụng cotton bamboo fiber để gia cường cho sản phẩm epoxy - composites. Quy trình xử lý là thân cây tre được hấp bằng hơi nước, nghiền mịn, xử lý bằng kiềm, rửa sạch và làm khô… lấy mẫu đại diện và đem đo kích thước. Các thông số trên máy đo có kích thước dài nhất, lớn nhất của sợi; kích thước có tần suất xuất hiện nhiều nhất và giá trị được đưa ra chỉ ở cỡ khoảng 15 micromet thôi, chứ không cỡ mm như bạn nói ở trên

@ tuxedomask: Bạn có thể giới thiệu máy đo hoặc bài báo có liên quan đến việc sử dụng thiết bị này? Và cả thông tin về chiều dài sợi tre cỡ 15 micromet nữa.

Thân,

Mình đem sợi đã sấy khô đi xay nhưng sợi chỉ tơi ra thôi không nhuyễn ra được…Sau đó thì mình dùng rỗ có lỗ khá to để sàn nhưng chỉ ra toàn dạng bột mịn mà thôi ( khoảng 50g/1kg) Phần tre mình cần sử dụng thì vẫn dính lại với nhau không tách ra từng sợi được

@shaniaf:Bạn nên hỏi mượn các cỡ rây có số Mesh 12, 14,16,20,24,28,32,35,42,48,60,63,80,100,115,150,170,200,250,270,325,400 tương ứng với lỗ lưới 1.41mm,1.19mm,1.00 mm,841micron,707micron,595micron, 500 micron, 420micron, 354micron, 297micron, 250micron, 210 micron, 177 micron, 149 micron, 125 micron, 105 micron, 88 micron, 74 micron, 63 micron, 53 micron, 44 micron, 37 micron.

Theo kinh nghiệm của tôi thì sợi tre sau khi ngâm xút 10% trong 24 giờ với lượng 500gr , sau khi rửa sấy và đánh tơi ra thì chiều dài trung bình để không lọt rây 20 là 1.19mm, không lọt rây 100 là 297 micron. Tùy theo mức độ nghiền cũng như quá trình ngâm xút trước đó mà bạn có thể có chiều dài sợi khác nhau.

Thân,

Có 1 bài trên tạp chí hóa học nhưng mãi chả tìm thấy đâu ^^, các bạn coi tạm bài này:

Tran Vinh Dieu, Nguyen Thi Thuy, Tran Kim Dung and Nguyen Anh Hiep - COTTON BAMBOO FIBER AND PROPERTIES OF EPOXY -COTTON BAMBOO COMPOSITES

Mình đồng ý là đường kính sợi tre là có thể rất nhỏ và phân bố từ 5-30 micron, nhưng về chiều dài sợi thì không đạt tới mức nói trên khi được xử lý như tôi đã đề cập.

Trở lại vấn đề của bạn shaniaf, bạn cần hỏi lại CBHD về việc xác định đường kính trung bình của sợi tre hay xác định chiều dài sợi tre hay cả hai. Theo cơ học vật liệu composite, tỷ lệ đường kính/ chiều dài của sợi gia cường là một trong yếu tố cấu thành tổng hợp sức bền của vật liệu composite. Do vậy, theo tôi, chỉ có chiều dài sợi tre không là không đủ thông tin để đưa ra một suy luận về cơ lý tính sợi gia cường.

Thân,

Mình đã xay nhuyễn tre bằng máy xay thuốc bắc ra được bột tre rất mịn…Sau đó mình dùng webcam ( có độ phóng đại 200x) để đo kích thước tre, nên tạm thời việc đo kích thước coi như ổn…

Nhưng giờ lại nảy sinh ra một vấn đề : mình sợ tre để lâu ngoài không khí thì sẽ bị mốc, vì mình định độn tre vào trong cao su với hàm lượng độn > 60%.Nên cho mình hỏi có chất nào dùng để chống nấm mốc cho cellulose không gây hại cho môi trường, tự phân hủy sinh học và giá thành rẻ không?

Nếu có thì mình nên dùng dạng dung dịch để ngâm tẩm sau đó sấy khô để đuổi dung môi hay là "dùng dạng bột để trộn chung với tre rồi sau đó mới cán trộn với cao su" hoặc là cán trộn chất chống mốc trong lúc mình cán trôn cao su với phụ gia và chất độn ?

Xin cảm ơn các bạn đã giúp đỡ :24h_013: