Kinh nghiệm kiểm soát Crossover và Contamination trong Lab

Chào mọi người.

Mình đang công tác trong một phòng thí nghiệm định lượng vết và các mẫu có nồng độ rất thấp (khoảng 0,1 - 1 ppb) trong mẫu sinh học (máu, nước tiểu, …) hiện mình đang gặp vấn đề về crossover và contamination ở các dụng cụ trong phòng thí nghiệm nên kết quả không ổn định.

Vậy ai có kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì chia sẻ mình với.

Rất cảm ơn và mong sớm nhận được các đóng góp.

Về kiểm soát nhiễm chéo (Crossover và Contamination) trong Lab, theo mình thì nó liên quan đến vấn đề dùng chung dụng cụ , thiết bị trong quá trình đo đạc hơn là cách thao tác và kiểm soát môi trường.

Nguyên tắc chung là khi định lượng vết:

  • Chỉ dùng các thiết bị dụng cụ loại tiếp xúc trực tiếp mẫu thuộc dạng xài một lần (disable ) , càng nhiều ở khâu thao tác trung gian càng tốt. vd: ống chứa, ồng truyền, cánh khuấy, ống hơi, đầu lọc, đầu cảm biến , đầu pipette,…

  • Sử dụng thiết bị đo có đầu dò gián tiếp chức không nhúng trực tiếp hoặc có lớp bảo vễ trơ với môi trường mẫu thử( cảm biến nhiệt laser, cảm biến lực vỏ ngoài, cảm biến pH đầu thủy tinh,…)

  • Sử dụng thiết bị trong một hệ thống khép kín với bước đo so sánh gián tiếp trực khi đo trực tiếp , không phải qua nhiều khâu trung gian có tiếp xúc hở . Ví dụ: đo FTIR –> đo UV –> trích đo HPLC/MS hoặc DSC hoặc TGA.

  • Buồng chứa cuvet mẫu lỏng phải luôn được vệ sinh, hút bụi

  • Các dụng cụ không thuộc loại “disable” thì phải có khả năng thanh trùng/tiệt trùng và chịu pH hoặc nhiệt độ cao được. Chúng cần được vệ sinh NGAY SAU MỖI LẦN ĐO MỘT MẪU. Quan niệm không vệ sinh thiết bị khi đo một lô mẫu là sai khi thực hiện phân tích vết vì bị khả năng nhiễm chéo là cao.

Nói tóm lại, vệ sinh thiết bị và đầu tư đồ xài một lần cho thực hiện phân tích vết các mẫu phẩm sinh học là cực và cần đầu tư nhiều tiền của để bảo đảm có một kết quả chính xác và có độ lặp lại cao.

Để biết quy trình kiểm tra độ an toàn trong phòng chống nhiễm chéo giữa các mẫu đo trong một lô và nhiễm giữa các mẫu trong các lô đo, bạn cần tham khảo thêm trong một số quy trình về tiêu chuẩn thực hành trong phòng thí nghiệm của NIH.gov, WHO,ISO, ASTM …

Thân,

Teppi