kiến thức cuộc sống

cho em hỏi mấy câu này: 1/tại sao bình cứu hỏa lại dập tắt được lửa? 2/nước cái là gì? Mong được các anh(chị) giải đáp!

Trong bình cứu hỏa có chứa CO2. CO2 không duy trì sự cháy; mặt khác, CO2 có tỷ khối nặng hơn oxygen và không khí rất nhiều nên khi xịt vào đám cháy sẽ làm cho oxygen rất khó “tiếp cận” được với lửa để bắt cháy —> đám cháy sẽ bị dập tắt.

Nước cái là phần dung dịch còn lại sau khi kết tinh tách một hay nhiều chất nào đó. Ví dụ như diêm dân sản xuất muối từ nước biển, họ cho bay hơi nước biển, NaCl kết tinh, dung dịch còn lại chứa một phần NaCl, KCl, MgSO4… gọi là nước cái, tên thông dụng là nước ót. Trong phòng thì nghiệm, để tinh chế một muối , người ta hòa tan vào dung môi thích hợp, sau khi kết tinh tách phần chất rắn tinh khiết, dung dịch còn lại gọi là nước cái

Tôi hiểu như thế không biết có đúng ý với người hỏi không!? Thân ái

Bình chữa cháy có hai loại 1/ Bình CO2 : Bình CO2 có thể dùng để chữa cháy do tất cả các nguyên nhân như xăng, dầu, nệm mút, máy móc, chất lỏng, hóa chất, cháy thiết bị điện kể cả do chập điện nhưng không dùng chữa cháy với các nguyên nhân kim loại cháy, hồ quang và một số chất giàu oxi. Khí được nén vào bình chịu áp lực (max 180atm), CO2 sẽ phun ra ở dạng tuyết lạnh có thể xuống tới -79 độ C

Giá khoảng 120.000/bình 4kg Bổ sung thêm trả lời của tieulytamhoan là CO2 có khối lượng riêng là 1.98g/L (không khí là khoảng 1.2g/L)

2/ Bình bột) để chữa các đám cháy chất lỏng, khí, cháy thiết bị điện. Thành phần gồm

  • Khí đẩy là các khí không duy trì sự cháy như nitơ (max 250 atm) có thể có hay không có tùy loại bình)
  • Bột monoammonium photsphate. Khi sử dụng dốc ngược bình để đảo trộn bột rồi rút chốt an toàn. Mục đích chính là cách ly đám cháy, làm lạnh vùng cháy,

3/ Bình bọt hoá học (foam) gồm hai bộ phận: một bình thuỷ tinh đựng dung dịch nhôm sunfat đặt giữa dung dịch natri bicacbonat với với cơ cấu đập vỡ bình. Khi chữa cháy, đập vỡ bình thuỷ tinh để nhôm sunfat thuỷ phân thành keo, tác dụng với NaHCO3 tạo ra CO2 dạng bọt, phun vào đám cháy, tạo một lớp ngăn cách vùng cháy với không khí; thiếu oxi, đám cháy được dập tắt.

Giá cả và chủng loại bạn có thể tham khảo ở đây: http://www.pccchanoi.com/Web/ProductDetail.aspx?pid=115&lang=vi-VN hay ở đây: http://www.pccc.hochiminhcity.gov.vn/LcmsModules/NTFNews/DocDetailViewing.aspx?pageid=166&mid=170&intDocId=502

Ngoài ra ở điểm chữa cháy bên cạnh hệ thống vòi nước cứu hỏa thường còn có hai thứ nữa là xô (hay thùng) chứa sẵn CÁT và bao bố để tẩm nước. Cát có tác dụng làm ngạt và ngừng trệ phản ứng cháy. Đối với chất lỏng cháy, cát còn có tác dụng ngăn cháy lan, nên có thể đắp cát thành bờ vòng quanh vị trí cháy.

3/ Bình bọt hoá học (foam) gồm hai bộ phận: một bình thuỷ tinh đựng dung dịch nhôm sunfat đặt giữa dung dịch natri bicacbonat với với cơ cấu đập vỡ bình. Khi chữa cháy, đập vỡ bình thuỷ tinh để nhôm sunfat thuỷ phân thành keo, tác dụng với NaHCO3 tạo ra CO2 dạng bọt => choclatenoir có thể viết PT pU tạo ra CO2 giùm được Không?