Tại sao người ta dung axit nitric 45% ngâm với lúa để kích thích hạt giống nẩy mầm? Các phản ứng hóa học nào xảy ra trong quá trình đó? Cơ sở nào mà dùng với nồng độ đó, vì sao không dùng với nồng độ cao hoặc thấp hơn? Sao không dùng axit phổ biến khác như axit sunfuric. clohiric chẵng hạn?
Thật là một câu hỏi hay, và rất thú vị nữa.
Theo tài liệu mà mình tìm được tại web của Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (SỔ TAY HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT LÚA HÈ THU 2007 CÁC TỈNH NAM BỘ) thì thấy là người ta thử nghiệm ngâm với dung dịch HNO3 chỉ có 0,5% thôi.
Nồng độ khuyến cáo thử nghiệm là 0,2-1,0%.
Copy nguyên văn để các bạn đọc
- Các biện pháp xử lý hạt giống trước khi trồng 2.1 Kiểm tra lại độ ẩm của hạt giống, tốt nhất nên phơi lại 1-2 nắng sáng (8-12giờ) để tăng sức hút nước và sức nẩy mẩm của hạt giống. 2.2 Thử tỷ lệ nẩy mầm: thử một nắm hạt giống (ngâm ủ bình thường) thấy tỷ lệ nẩy mầm trên 80% mới đạt yêu cầu trước khi ngâm ủ đại trà. 2.3 Xử lý hạt giống với nước nóng 540C (3 sôi 2 lạnh) góp phần phá miên trạng và diệt một phần mầm bệnh hại bám trên hạt lúa. 2.4 Xử lý với dung dịch nước muối 15% có tác dụng rất tốt loại bỏ đáng kể mầm bệnh lúa von, các hạt lép lửng, hạt cỏ gạo. Cách làm như sau:
- Lúa giống ngâm nước sạch 24-36 giờ (lúa đã no nước), pha dung dịch nước muối 15% (15kg muối ăn pha trong 100 lít nước), khuấy mạnh cho tan hết muối.
- Một thể tích lúa giống cần 3 thể tích dung dịch muối đã pha.
- Xử lý nhanh trong vòng 10-15 phút (loại tất cả hạt lép, lửng, hạt cỏ) sau đó đem lúa giống đãi với nước sạch nhiều lần cho hết muối mới đem đi ủ. 2.5 Trong trường hợp cần thiết có thể xử lý hạt giống với các hóa chất khác như Gaucho, Cruiser Plus… (ngừa bọ trĩ, rầy nâu), ViPac 88, Humate, Super Humate… (tăng sức nẩy mầm), Thiram, Benomyl, Carbendazim…(ngừa lúa von). 2.6 Xử lý phá miên trạng bằng axit nitric nồng độ 5‰ (có thể thử để chọn nồng độ thích hợp từ 2-10‰ )
Miên trạng theo mình hiểu là tình trạng NGỦ của hạt giống, cụ thể ở đây là hạt thóc. Như vậy việc ngâm bằng dung dịch axit nitric loãng giúp kích thích hạt nẩy mầm (nếu tính tròn 0,63% thì nghĩa là khoảng 0.1M). Còn về cơ chế thì qủa thực mình không biết. Các bạn thử bàn luận xem.
Các bạn nào sống ở Nông thôn nên lên web nài download tài liệu SỔ TAY HƯỚNG DẪN SẢN XUẤT LÚA HÈ THU 2007 CÁC TỈNH NAM BỘ nhé www.cuctrongtrot.gov.vn/ctt/vanban/2007319104530.doc
Ngoài ra cũng còn nhiều văn bản khác rất hay ở đấy.
Cái nồng độ thì em ko bit rõ là vì sao, chứ ko thể dùng HCl hay H2SO4 đc vì HNO3 có ntố Nitơ, mà N là thành phần chính cung cấp đạm cho sự phát triển của cây trồng mà. Cái này em đc học trong chương trình Hoá 9 năm ngoái mấy bài đầu hay sao í
Nếu bạn nói vậy sao không dùng HNO3 để tưới cây cho tiện mà phải dùng phân đạm. Mình nghĩ HNO3 còn có tác dụng gì khác nữa chứ không phải bổ sung đạm cho hạt giống đâu, ví dụ như tạo độ pH, môi trường phù hợp cho cây nảy mầm chẳng hạn, hay làm mỏng bớt lớp vỏ để hạt dễ trao đổi chất với môi trường, nảy mầm?
Theo tớ nghĩ, không dùng trực tiếp HNO3 để tưới đc, thứ nhất là vì HNO3 là axit hoạt động mạnh, tưới trực tiếp sẽ gây hại cho cây chứ ko phải là cung cấp đạm cho cây nữa. Thứ 2, HNO3 trước khi đem bón cho cây cần được xử lí, chế biến (chắc cũng giống như kiểu người ta chỉ ăn đc sau khi đã nấu chín ấy :D) Vả lại, trên thực tế, tớ chưa thấy ai dùng HNO3 để bón phân cho cây cả. Có thể do tính oxi hoá của nó quá mạnh? Để cung cấp đạm cho cây trồng, thường dùng các muối nitrat như KNO3, NH4NO3…
Xử lý HNO3 có tác dụng chủ yếu là phá vỡ miên trạng giúp hạt lúa mau nảy mầm hơn, tác dụng này là nhờ ion nitrat. Ngoài ra cũng giúp khử trùng bề mặt hạt giống, loại trừ bớt mầm bệnh. Tác dụng dinh dưỡng của N cũng có nhưng không được coi trọng.