kĩ thuật sử dụng những dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm hóa học

I.Dụng cụ thủy tinh: 1.Ống nghiệm Có 3 loại ống nghiệm: ống nghiệm thường, ống nghiệm có nhánh và ống nghiệm có chia độ. Thường thực hiện các phản ứng hóa học trong ống nghiệm thường và ống có nhánh, ống nghiệm chia độ chỉ để đong đo dung tích chất lỏng. Không nên đổ chất lỏng quá 1/2 ống nghiệm. Không nên cầm trực tiếp ống nghiệm mà nên dùng cặp, nên cặp ở vị trí cách miệng ống khoảng 1/5 chiều dài ống. Chỉ nên lắc ống khi chất lỏng chưa đến nửa ống. Nếu có nhiều hóa chất phải dùng đũa thủy tinh khuấy nhẹ, tuyệt đối không bịt tay vào miệng ống và lắc. KHi đun nóng, để đáy ống nghiệm vào nơi nóng nhất của đèn cồn (vị trí gần 2/3 ngọn lửa từ dưới lên). Không nên để sát bấc đèn, ống nghiệm dễ bị vỡ. Khi chưa dùng đến hoặc đã dùng xong hay cần giữ lại nên để ống nghiệm trên giá gỗ. 2.Bình a.Bình cầu: Phòng thí nghiệm hóa học ở trường phổ thông thường hay dùng bình đáy bằng hay tròn. Bình cầu được dùng để pha hóa chất, để đun nóng chất lỏng hoặc làm bình rửa. Bình đáy tròn để đun sôi, chúng có đặc tính là có thể chịu nhiệt lâu. Khi đun nên để bình trên lưới amiang. Không nên thay đổi nhiệt đột ngột của bình. Khi đun nên tránh tiếp xúc với giá sắt bằng cách lót. b.Bình nón c.Bình cầu có nhánh 3.Cốc thủy tính: Có nhiều dạng khác nhau, chủ yếu tiến hành đựng hóa chất khi tiến hành phản ứng hóa học nếu cần lượng hóa chất nhiều hơn ống nghiệm. Dùng cho những thí nghiệm khó quan sát hiện tượng, dễ lấy kết tủa. Khi đun nên để cách lưới amiang, tuyệt đối không thay đổi đột ngột nhiệt độ cốc. 4.Lọ thủy tinh Thường đậy bằng nút nhám, nút cao su hay nút bần. Không nên dùng nút nhám để đựng dung dịch kiềm, vì chúng ăn mòn thủy tinh. Đối với chất vô cơ, tốt nhất nên dùng nút cao su. Đối với chất vô cơ và các halogen thì nên đậy bằng nút nhám. Các hóa chất rắn nên đựng vào lọ miệng rộng, có thể đậy bằng nút thủy tình, cao su hay nút bần. Đối với các chất háo nước hay dễ phản ứng với các chất trong môi trường thì nên tráng parafin vào nút. Không nên dùng nút bằng giấy, bông, giẻ 6.Ống thủy tinh và đũa thủy tinh Thường dùng loại ống thủy tinh dễ nóng chảy. Đũa thủy tinh thường dùng để khuấy hay lọc. Ở đầu đũa nên có bọc thủy tinh để tránh vỡ ống nghiệm. 7.Phễu a.Loại thườngdùng để lọc, rót chất lỏng vào bình miệng hẹp b.Phễu nhỏ giọt rót chất lỏng từ từ. Phễu có nút đậy và khóa gọi là phễu brom, dùng khi rót hóa chất vào bình đang xảy ra phản ứng hóa học. c.Phễu chiết(phễu phân ly) dùng để tách chất lỏng. Với phễu có nút nhám và khóa thì không cần phải lót giấy. Khi nào cần dùng thì bôi vadolin để dễ mở. Khi dùng phễu thường đặt trong vòng sắt, trên giá sắt hoặc các dụng cụ để hứng. Chú ý không để chất lỏng bắn lên, không đổ chất lỏng đầy phễu, nên để bề mặt chất lỏng cách phễu ít nhất 1cm. Mệt quá!! Thôi hôm khác post tiếp