khi làm rơi nhiệt kế xuông đát thì phải làm gì?

1)Cho mình hỏi khi làm rơi nhiệt kế xuông đát rồi thì ta phải xử lí ra làm sao 2) Có cách nào để bảo quản đá khô kg?

Làm rơi nhiệt kế xuống đất rồi thì lo mà thu dọn chiến trường chứ làm gì nữa ^^! Rồi nhanh tay nhanh chân đi tìm lưu huỳnh mà cho vào chỗ giọt thủy ngân của nhiệt kế bị vỡ chảy ra, đảo qua đảo lại cái mớ bòng bong đó 1 lúc rồi hãy dọn sạch.

Tại sao phải cho lưu huỳnh vậy a? Giả sử kg có lưu huỳnh thì phải làm sao ạ?

Cặp nhiệt độ là một dụng cụ quen thuộc trong tủ thuốc gia đình. Nhược điểm của cặp nhiệt độ là rất dễ vỡ, đặc biệt khi vỡ chất thủy ngân trong cặp nhiệt độ sẽ tràn ra ngoài và đây là một chất độc cực mạnh. Thủy ngân trong cặp nhiệt độ dù với một lượng rất ít nhưng khí độc của nó có thể ảnh hưởng mạnh đến phổi của mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ trong nhà. Ngoài ra, chất thủy ngân dễ dàng liên kết với chất béo trong máu và mô khiến nội tạng của con người bị ảnh hưởng, đặc biệt là hệ thần kinh. Chất lỏng này còn có thể xuyên qua cuống nhau để lọt vào tử cung. Vì thế khi thủy ngân trong cặp nhiệt độ bị vỡ chảy ra nhà, bạn cần dọn kỹ, nhanh, và đúng cách. Chuẩn bị <TABLE id=table3 cellSpacing=0 cellPadding=2 width=116 align=left border=0><TBODY><TR><TD align=middle height=84>[FONT=Arial][SIZE=2]</TD></TR><TR><TD align=middle>Khi cặp nhiệt độ bị vỡ phải hết sức cẩn thận vì thủy ngân bên trong nhiệt kế rất độc hại</TD></TR></TBODY></TABLE>Khi thủy ngân chảy ra từ nhiệt kế, hãy di chuyển mọi người tránh xa khu vực thủy ngân chảy ra. [/SIZE][/FONT] Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào - điều này sẽ khiến thủy ngân khó tan trong không khí. Và tuyệt đối không được để gió lùa. Tại nơi thủy ngân rơi ra, cần dùng đèn chiếu sáng từ phía bên lại. Khi mọi hạt nhỏ hiện rõ, ta có thể bắt tay vào thu dọn. Bạn chú ý phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay. Thu dọn Tuyệt đối không được dùng máy hút bụi để thu dọn thủy ngân! Ta thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Hoặc có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Nhưng phải rất khéo tay vừa hót vừa đỡ, nếu không giọt thủy ngân sẽ rơi ra ngoài. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, bạn có thể lấy giấy báo, ngâm với nước và vắt khô. Thủy ngân được thu gom bởi cách nào đi nữa thì cũng phải cho vào hộp đậy nắp kín. Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch. Nếu quần áo bị vấy, cần ngâm trong nước lạnh khoảng 30 phút, sau đó ngâm thêm 30 phút nữa trong nước xà phòng ở nhiệt độ 70-80 độ. Sau đó ngâm 20 phút trong nhiệt độ cao trong nước pha hóa chất và xả bằng nước lạnh. Thông gió Chất thủy ngân khi tiếp xúc với nhiệt độ trong phòng thường lan tỏa và không khí trong toàn bộ khu vực đó bị ô nhiễm. Vì vậy sau khi đã thu dọn, bạn cần thông gió cho căn phòng. Cần mở cửa thoáng trong vòng vài giờ liền. Sau hàng loạt các công tác đẩy lùi chất độc, bạn cần uống thật nhiều nước vì ta có thể đào thải chất độc thủy ngân qua đường thận. Bạn cũng nên ăn thật nhiều hoa quả tươi. Chỉ cần vài động tác đơn giản như trên là bạn đã diệt được nguy cơ nhiễm độc thủy ngân. Tuy nhiên nếu bạn vẫn bị nhức đầu, buồn nôn, đau họng và sốt thì bạn đã bị ngộ độc rồi đấy. Trong trường hợp đó hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế. song rồi nhé theo tin24.com

Vì lưu huỳnh có thể phản ứng ngay với Hg ở điều kiện thường, tạo thành HgS kết tủa, có màu đen, vừa dễ nhìn, vừa ko bị độc nữa. Có thể cầm vứt đi. =)) Tất nhiên, S chỉ có sẵn ở phòng thí nghiệm. Còn ở nhà ko có S thì làm thủ công như cách của anh ở trên.

Anh nnes hơi nhầm một tí rồi, mọi hợp chất của lưu huỳnh đều độc cả chứ không phải là không độc: Hg+ S–> HgS là chất rắn dễ thu gọn như huyngoc đã dẫn chứng thôi!!

huyngoc viết hay đấy nhưng thêm phần như nnes là hay.Hg lại có thể gây vô sinh nữa.

Chào mọi người,

Nhiệt kế bị hư, vỡ, chỉ báo sai lệch thường là do sử dụng không đúng quy cách hoặc không nắm rõ tính năng.

Sau đây, một vài lưu ý trong việc sử dụng các dụng cụ đo nhiệt độ:

  • Sử dụng nhiệt kế đúng với khoảng nhiệt độ đo.
  • Chỉ sử dụng nhiệt kế bầu thủy ngân trong các môi trường không có tính ăn mòn và ít dao động cơ học.
  • Loại nhiệt kế có đầu thít chận : Không vung vẩy nhiệt kế ở nơi chật hẹp, không dùng tay trần và cẩm nhiệt kế sát đầu trên khi vẫy.
  • Sau khi sử dụng xong, nhiệt kế cần được tra vỏ và cất ngay vào đúng nơi lưu trữ.Không để nhiệt kế trần và thẳng đứng trên giá khi kh6ong sử dụng.
  • Lau chùi nhiệt kế thủy ngân bằng nước xà phòng, dung dịch tẩy: cần dùng găng tay, vải mểm, thực hiện trong tủ hút.
  • Trước khi tra nhiệt kế vào đo nhiệt độ trong các bình cầu phản ứng, cần lưu ý tắt /ngưng khuấy. Trương hợp vẫn phải bảo đảm môi trường động thì nhiệt kế phải được đặt vào đúng tầm quan quan sát và tránh va chạm vào cánh khuấy. Thao tác này chỉ thực hiện khi có người hổ trợ. -Không dùng nhiệt kế thay cho đũa khuấy. -Không bỏ nhiệt kế thủy ngân vào lò viba để đo nhiệt độ lúc lò vận hành. -Nhiệt kế cảm biến laser: không chĩa nhiệt kế vào mắt khi đang dùng. Không chĩa nhiệt kế vào bề mặt có tính phản xạ khi đo.
  • Không chùi cảm biến laser bằng dung môi như cồn 90 độ, acetone, tolune khi bị dơ. Chỉ nên dùng cồn 45 bằng vải mểm và khí nén thổi đuổi bụi và làm khô. -Khi gắn nút chận cao su, cần dùng xà phòng bôi trơn lỗ nút chận khi tra vào để tránh làm gãy nhiệt kế thủy tinh.
  • Không dùng giấy nhám chà lên các đầu cảm biến lưỡng kim của nhiệt kế cảm biến lưỡng kim. Chỉ nên dùng dung môi, các chất tẩy rửa thích hợp theo hướng dẫn sử dụng của nhà cung cấp thiết bị.

Teppi

Nói chung ba cái vụ bể nhiệt kế ở nhà thì thỉnh thoảng, còn trong phòng thí nghiệm thì gặp hoài. Nói là đổ lưu huỳnh cho nó phản ứng, nhưng thực tế là có khi đổ cả đống lưu huỳnh rồi đợi cả ngày nó cũng chẳng chịu phản ứng gì. Thủy ngân khi rơi xuống nó vo tròn giống như nước trên lá khoai (lá cây bạc khà) thành ra dùng đũa thủy tinh hay que gạt vào ly hay cốc rồi đặt ở chỗ nào đó cho chú ấy phản ứng từ từ, chứ đợi đôi khi nó bị bay hơi mình bị trúng độc đi bán muối trước khi lưu huỳnh phản ứng xong. Đôi khi nỗi sợ thủy ngân do đọc lý thuyết còn dữ dội hơn cả khả năng gây độc của nó trong thực tế.

Thủy ngân cũng dễ bay hơi ở nhiệt độ cao, nên bị vỡ trong điều kiện nhiệt độ cao thì nên chuồn lẹ ra chỗ thoáng, tăt nguồn nhiệt để giảm nhiệt độ, đẹo mặt nạ rồi hãy vào xử lý chú ấy. (vỡ ở nhiệt độ thấp thì cứ tà tà mà làm!)

Vài kinh nghiệm rừng rú bà con thấy thế nào?!:24h_057:

Các bạn tìm hiểu về cách khắc phục Hg khi bể nhiệt kế là rất cần thiết. Mình từng thấy 1 SV cũng rắc lưu huỳnh vào Hg (giọt Hg đang nằm trong nồi dầu để nung) rồi để đó. Cây nhiệt kế còn dang dở kia thì nhét vào góc kẹt nào đó ko biết. Giải quyết hậu quả như vậy cũng chưa được. Trường hợp các bạn đã rắc S, đổ cả hỗn hợp đó vào 1 cái chai, vặn nắp lại, sau đó bạn làm gì với cái chai đó??? Bạn là người có hiểu biết, nếu bạn ko xử lý triệt để thì hậu quả sẽ dành cho những người khác. Thân

Kinh nghiệm của TanYenXao đúng là rừng rú thiệt. Thủy ngân mà cứ như đồ chơi ấy nhỉ, thỉnh thoảng lại vỡ 1 cây nhiệt kế. Không biết tác hại nó thế nào, chứ hồi tớ làm luận văn, có anh bạn bên Phân Tích làm về điện cực giọt thủy ngân, rồi trùng hợp thế nào bạn ấy bị nhiễm thủy ngân vào máu. Bạn bè cứ ngại ngần cái chuyện đi thăm, có chị còn nói thẳng ra: “bây giờ đi thăm nó nói thế nào đây, chẳng lẽ lại khuyên thôi mày đừng nên có con”. Vấn đề là chết chẳng chết cho, lại dây dưa mới ngán ngẩm cái sự đời chứ.

èm ! đúng là không nên sợ quá như vậy ! hãy nhớ đến các nhà giả kim thế ki 17 . hay những người mạ vàng bằng hỗn hống ngày xưa ! đúng là một khi thủy ngân đã đi vào cơ thể thì nó sẽ chiếm chỗ các kim loại có trong cơ thể và rất khó để nó ra ngoài ! nhưng không vì thế mà người ta không ứng dụng thủy ngân mặt khác lại sửa dụng rất nhiều ! lời khuyên tốt nhất là khi bị vỡ thì hãy lấy cái gì úp lên nó trước đã và suy nghĩ cách giải quyết nó sau . đừng có luống cuống đi tìm S hay chổi làm gì !

 Tại sao Hg+S lại xảy ra ở nhiệt độ thường nhỉ  trong khi S+Na hoăc S+Fe sảy ra ở nhiệt độ rất cao ???????????????????:24h_049:

ai biết chỉ dùm em với

Đồng ý là thủy ngân có nhiều ứng dụng, nhưng hơi của nó rất độc, mà nó lại rất dễ bay hơi. Do đó, muốn ứng dụng nó, cần phải biết trị nó trước đã. Sách Hóa Đại Cương của Glinka có viết: “… Ngay một lượng rất nhỏ hơi tạo thành ở nhiệt độ trong phòng đã đủ gây ra ngộ độc. Vì vậy trong tất cả mọi công việc với thủy ngân cần phải rất thận trọng. không được để bình thủy ngân hở, tất cả các công việc với thủy ngân cần tiến hành trên khay tráng men hoặc bằng sắt. Khi thủy ngân đổ ra sàn rất nguy hiểm. Khi rơi, nó tóe thành nhiều giọt nhỏ lọt vào các khe hở và có thể đầu độc bầu không khí một thời gian lâu. Do đó, nếu thủy ngân đổ ra sàn cần nhanh chóng và cẩn thận thu gom nó nhờ máy hút bụi hoặc quả bóp cao su. Để khử bỏ thủy ngân ta có thể dùng các thuốc thử đặc biệt (chất khử thủy ngân). Với tính cách là chất như vậy có thể dùng bột lưu huỳnh; dung dịch FeCl3 20%; nhũ tương gồm dầu khoáng và nước chứa lưu huỳnh bột và iot; dung dịch KMnO4 10% được axit hóa bằng axit clohydric…”

Các câu chuyện về những thế kỷ trước, mình cũng có đọc được đoạn này: “phần lớn các nhà giả kim thuật, hoặc các nhà khoa học ngày trước thường thử bằng cách cho tay vào dung dịch và nếm. Một số người bị chết do không biết trước được mức độ độc hại của dung dịch họ tạo ra…”

Đó là lý do vì sao chúng ta ngày nay có được một số quy luật về an toàn, như không được hút pipet bằng miệng, không kiểm mùi khói bằng cách đưa ống nghiệm lên mũi ngửi trực tiếp, không ăn uống trong PTN và đặt biệt là không nếm hóa chất.

Câu hỏi của Darks rất hay, mình cũng như bạn đang mong các bậc trưởng bối giúp câu trả lời.

:24h_012:

cảm ơn các bạn đã cho mình nhìu kiến thức bổ ích!

Hì cái này mình nghĩ là do trạng thái của nó, để phản ứng với Na, Fe thì phải cung cấp nhiệt lương để phá vỡ liên kết kim loại của chúng, còn với Hg thì khả năng liên kết KL rất yếu (vào loại yếu nhất nên Hg ở thể lỏng) do đó khả năng phản ứng với S sẽ cao hơn

theo mìk là do cấu tạo mạng phân tử đó chứ tại sao ở to thường Fe thì tồn tại ở dạng rắn còn Hg lại là thể lỏng

Bạn nên đọc kĩ lại bài của mình. Đối với Hg, do có cấu hình d10 tương đối bên nên sự chuyển động electron cũng kém đi, do đó liên kết kim loại cũng kém hẳn so với nguyên tố kim loại khác, vì vậy ở thể lỏng. Do đó khi ở thể lỏng thì diện tích tiếp xúc tăng lên, khả năng phản ứng cũng tăng, còn ở thễ rắn như Fe, Na, cần phải cung cấp 1 nhiệt lượng để phá vỡ lk giữa các phân tử KL :slight_smile:

Thưa các anh chị, em xin đóng góp ý của em: Thủy ngân là một chất lỏng linh động, nên sơ ý đổ ra sàn nhà hoặc bàn làm việc. Khi đó những hạt thủy ngân nhỏ sẽ tản ra khắp bề mặt và lọt vào các khe kẽ nhỏ. Nên rất khó thu gom hết các hạt thủy ngân.

  • Khi hít phải không khí có thủy ngân với nồng độ nhỏ, thủy ngân sẽ tích tụ trong phổi: Biểu hiện cấp tính như sau: mệt mỏi, chảy máu chân răng,…
  • khi bị vơ vãi, bể nhiệt kế cần phải: dùng phương pháp khử thủy ngân bằng dd sắt(III)clorua 20%, tẩm hết toàn bộ bề mặt cần xử lí. Sau 2h dùng xà bông rửa sạch bề mặt. Nên lưu ý là dd sắt(III)clorua ăn mòn mạnh thiết bị bằng gổ và kim loại vì vậy phải cẩn thận. Cách 2: Khử thủy ngân bằng dd KMnO4; Dùng KMnO4 tác dụng với dd HCl đặc tạo thành khí clo kết hợp với Hg tạo thành Hg2Cl2. Dùng dd 1-2g KMnO4 và 5ml dd đặc trog 1 lít nước. Cho vào bình xịt, khi xịt xong cần thu dọn như sau:nếu trên sàn có vết đen thì dùng dung dịch hidro peroxit 3% (Nước oxi già)để lau. Ý kiến của em như vậy, em xin hết. Thân chào anh, chị!

theo em biết thì hải rắc nhanh bột S lên, vì lưu huỳnh pư với Hg ở nhiệt độ phòng tạo ra hỗn hống, làm hết lượng Hg độc hại, còn cách dùng fe3+ để xử lý thì em mới biết, nhưng thuỷ ngân có bay hơi nhanh lắm ko ạ ? Vì nếu bay hơi nhanh thì trước tiên phải té ra khỏi phòng đã :smiley: sau đó đeo mặt nạ vào xử lý