bạn ơi, bạn hoạt hóa cột sai rồi, bạn dùng N hexan mà hoạt hóa cột C18. lưu ý bạn hoạt hóa cột cho tơi mức bông trong cột nhé.sau đó bạn triết mẵu nhé. chúc bạn thành công nhé.
Có phải em sử dụng đệm McIlvaine – EDTA cho quá trình chiết không? Thường khi làm TCs thì đối với những mẫu hơi nhiều béo một tí thì nên có thêm bước loại béo trước khi nạp qua cột C18. Thực ra trong bước ly tâm dịch chiết đệm, có thể sử dụng nhiệt độ thấp khi đó phần béo sẽ nổi phía trên. Không nên nạp toàn bộ dịch chiết qua cột, chỉ nên nạp một phần.
Nói chung cũng còn tùy thuộc vào độ nhạy thiết bị mà quyết định quá trình xử lý mẫu cho phù hợp nữa.
Vài điều như vậy, nếu có gì có thể trao đổi thêm.
đúng rồi đó anh, mà anh ơi sao EDTA khó tan trong đệm McIlvaine quá. tụi em rất khó khăn khi hòa tan nó trong McIlvaine. anh có cách nào làm cho nó tan dễ dàng k? (EDTA tụi em dùng ở dạng muối Natri của nó mà sao vẫn khó tan) hơn nữa khi pha xong để một thời gian ngắn thì thấy có hạt lơ lửng. tại sao vậy?
Đúng là hơi khó tan thôi, nhưng chỉ cân rung siêu âm là tan thôi mà.
Dung dịch này dùng được môt tuần cơ mà, nếu pha xong trong thời gian ngắn mà có hạt lơ lửng thì có lẽ cần xem lại các muối xem có vấn đề gì không. Nếu không em thử lọc qua màng lọc trước khi sử dụng xem.
Về phần béo có lẽ xử lý thế này: Ly tâm lạnh để loại béo ở phía trên. Giả sử thể tích chiết 50ml thì em chỉ lấy 10-25ml đi qua cột thôi. Sau khi tính kết quả sẽ tính theo hệ số.
Rất cảm ơn anh đã quan tâm, lúc trước tụi em hòa tan EDTA bằng cách khuấy điện từ nhưng do thể tích khuấy chỉ được 250ml nên mỗi lần pha đệm tốn rất nhiều thời gian.
Về phần tách béo: tụi em cũng li tâm ở nhiệt độ lạnh (có khi tới 0 độ C) thấy phía bề mặt dung dịch có lớp màng mỏng, sau khi lọc qua giấy lọc, phần màng này bị giữ lại trên giấy lọc. Có lẽ phần thể tích qua cột giảm lại là có thể, nhưng nếu lượng chất trích ly không đủ để tạo nên pic phân biệt rõ ràng được thì anh nghĩ lúc đó phải làm sao? em thấy sau khi mẫu lên máy chạy cho tạp trong khoảng thời gian 0-4 phút rất nhiều, có những tạp gần như sát bên pic của chất phân tích –> nhiễu tạp. ??? –> chưa khắc phục được.
Còn vấn đề độ nhạy, mình cũng đã nói là cần cân nhắc để thực hiện mà.
Về thời gian từ 0-4 phút sẽ có nhiều tạp, do đó trong sắc ký cần bố trí để đảm bảo thời gian lưu của chất phân tích phải đủ lớn. Thông thường theo quy định thì thời gian lưu của chất phân tích nên lớn hơn ít nhất là 3 lần thời gian lưu chết.
Ví dụ thời gian chết T0 là 1 phút thì thời gian lưu của chất phân tích tối thiểu phải > 3 phút.
Trong phân tích TC, OTC và CTC theo anh nên thay đổi một tí điều kiện pha động để làm tăng thời gian lưu của 3 chất này lên. Thường thì tăng lên 3 chất OTC, TC, CTC lần lượt khoảng 5 phút, 6 phút và 12-13 phút là OK.
Không có cách xử lý mấy cái tạp đằng trước hả anh vì nhiễu tạp này ảnh hưởng lên kết quả phân tích rất nhiều mà?
về thành phần pha động, vì tạp phía trước có vẻ như phân cực hơn TC nên em nghĩ tăng thành phần nào phân cực nhất trong hệ thống pha động hay thay đổi lại ít nhiều tỉ lệ thành phần pha động.
Việc tăng thời gian lưu cũng có vẻ khả thi hơn anh nhỉ–>nếu tăng như anh nói vị chi mỗi mẫu mất khoảng 15 phút, làm 10 mẫu + chạy dãy chuẩn (5 chuẩn) +3 baseline mất hết gần 5h–> rửa hệ thống máy mất 1.2h –> hơi bị nhiều thời gian anh nhỉ?
chạy trên cột C8 pha động là A.oxalic/MeOH/ACN anh nghĩ điều chỉnh như thế nào là hợp lý?
anh ơi, nếu dùng nước hplc để pha đệm trích ly thì anh nghĩ có cần thêm EDTA k, vì em thấy EDTA chỉ bất hoạt các ion hóa trị hai trong nước, làm mềm nước???
Thực ra EDTA ở đây theo mình nghĩ thì không chỉ có tác dụng ấy đâu. Đây là một phương pháp khá kinh điển và được nghiên cứu khá nhiều nên có lẽ sử dụng đệm Mc- EDTA là có lý do của nó. Không biết có pro nào giải thích được không nhỉ???
Để tăng thời gian lưu chỉ cần tăng tỷ lệ thành phần pha phân cực thêm. Còn nếu mà băn khoăn về mặt thời gian phân tích thì có lẽ nên nghiên cứu một điều kiện chạy gradient chẳng hạn.