Két bia HDPE tái sinh co rút! Quy trình hay Vật liệu ?

Nhan tiện nói về độ co ngót của XLPE, cho mình hỏi một vấn đề là: Cty mình chuyên SX két bia (kl:1.8 kg) dựa trên nền nguyên liệu chủ yếu là HDPE tái sinh, độ co ngót lớn dẫn đến sp thường thiếu hụt kích thước, vậy cho mình hỏi là làm thế nào để giảm thiệu được sự co ngót này? Một vấn đề nữa là, sản phẩm sau khi gia công nếu làm nguội một cách tự nhiên, và làm nguội bằng cưỡng bức (ngâm vàonuwoacs mát) thì độ co ngót có khác nhau không, mình đã thử và cho kết quả là không khác nhau (nhưng theo bản chất thì nó khác nhau, làm nguội cưỡng bức thì nhựa chưa kịp co ngót đã bị cứng lại, còn tự nhiên thì nhựa cứ co ngót (chảy) dần dần đến khi nào nó nguội hẳn không chảy được nữa). Điều này có đúng không. có Ai biết xin chỉ giáo cho mình với. thanks!

Sự co ngót của XLPE hay HDPE phụ thuộc vào khối lượng phân tử của mỗi loại, chỉ số chảy mềm MI cao thì khối lượng phân tử cao và độ co ngót ít. Bác sử dụng HDPE tái sinh nên sự co ngót lớn có thể là do các quá trình gia công nhiệt trước đó đã làm đứt gẫy mạch Polyme, gây giảm khối lượng phân tử làm tăng độ co ngót. Để khắc phục bác thử đổi loại HDPE khác xem sao.

Cảm ơn bác! Theo như bác thì nếu KLPT càng cao thì sự co ngót càng ít. Vậy mình có thể giảm nhiệt độ gia công để tránh đứt gãy mạch PT, cho thêm phụ gia tăng cứng, tăng KLPT (bột taikan,…) ((biện pháp này mình đã thử, mình pha thêm vào nhựa 5 % taikan (nếu tăng nhiều hơn nữa thì ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm) KLPT tăng lên nhưng độ co ngót thì không giảm thiểu được)). Mình đã thay đổi một số thông số như: tăng nén, tăng áp suất phun, tăng thời gian làm mát. Điều này cũng làm giảm thiểu đáng kể sự co ngót của SP. Vậy các bác có thể chỉ giáo cho mình kỹ hơn được ko? thanks. Đây là email của mình: sndinhviet@gmail.com (Đinh Viết Sơn-Công ty cổ phần bao bì HABECO)

Chào bạn thanhvinhpro,

Két bia 1.8kg là loại két bia chịu lực cỡ trung bình. Do vậy , trong thiết kế, thành vách khá mỏng , gân chịu lực lại ít. Trong khi đó, bạn sử dụng chủ yếu nguyên liệu HDPE tái sinh (tôi không biết là nó đã được tái sinh bao nhiêu lần). Hiện tượng co ngót sẽ chắc chắn xảy ra.

Theo kinh nghiệm, lượng HDPE tái sinh phối trộn không vượt quá 7% tổng phần. Đó là hệ số an toàn khi dùng HDPE tái sinh mà không biết đã tái sinh bao nhiêu lần.

Về bản chất nguyên liệu, HDPE tái sinh sẽ có trọng lượng phân tử thấp hơn, nhiệt độ nóng chảy cao hơn, MI cao hơn nhưng giòn hơn. Dùng lượng lớn HDPE tái sinh phối trộn với HDPE nguyên sinh sẽ có hiện tượng ốc trâu cục bộ do giảm tính tương thích và khác biệt sự chảy mềm khi quan sát vệt chảy giữa vùng HDPE nguyên (không phối màu) với HDPE tái sinh (đã có màu) hoặc vùng thành mõng ỡ tâm với vùng thành dày ở gân. Chính sự không dồng nhất phát sinh ứng suất nội cục bộ lớn và gây co rút.

Tuy nhien, có một ít lượng HDPE tái sinh phối trộn trong HDPE nguyên sinh sẽ giúp cho bề mặt sản phẩm két bia dễ xử lý corona/plasma để in ấn hơn.

Lý do là mạch polymer của HDPE tái sinh đã bị cắt mạch và bị oxy hóa bởi xử lý nhiệt, UV và không khí.

Thân,

Teppi

Trước hết xin cảm ơn a teppi về câu trả lời vừa rồi. E cũng muốn hỏi rõ hơn là có thể làm giảm độ co ngót của sản phẩm bằng các biện pháp công nghệ được không? Và ảnh hưởng của từng biện pháp ấy tois sự co ngót sp như thế nào? E xin nói rõ hơn về CN SX két bia chai (két 20 chai HN 450ml): Bọn e ép Sp trên máy ép loại 650 tấn, chu kỳ ép Sp khoảng 100 s, làm mát khoảng 75-80 s, Đường kính trục vít máy ép là 90-95 mm.Lượng nhựa nạp là 310-330 mm cho sp KL 1.8 kg. (trong chu ký 100 s thì nạp nhựa khoảng 70s, phun khoảng 10s, bảo áp 5s, trong giai đoạn nén của quá trình nạp (Back-P) thì bọn e đặt áp nén là 7 bar (tối đa 12 bar).

Bạn thanhvinhpro thân mến,

Thực tế, két bia được ép từ HDPE nguyên sinh cũng bị co ngót chứ không phải chỉ riêng HDPE có pha trộn tái sinh.

Vậy, về nguyên tắc tổng quát, sự co ngót không chỉ riêng do nguyên liệu, mà còn do các yếu tố công nghệ khác như thiết lập chế độ thời gian, nhiệt độ, áp suất, lượng và tốc độ nạp nguyên liệu, thiết kế và kết cấu khuôn, thiết kế kết cấu sản phẩm,…

Sự tích tụ và mất cân bằng các thông số nói trên ở từng bước sẽ dẫn đến hậu quả về sự co ngót , gây biến dạng sản phẩm.

Quá trình hiệu chỉnh tương đối phức tạp, mất thời gian khi bạn không có đầy đủ thông số trên tay.

Tương tự, ở đây , không thể như “thầy mù sờ voi” nếu tôi không có:

  • hình ảnh két bia của bạn bị co ngót biến dạng như thế nào?
  • ba via ở két bia khi ra khuôn
  • Hình sơ đồ chu kỳ thời gian - áp suất/lực ( kẹp khuôn, áp lực phun ở đầu phun)
  • nhiệt trên xy lanh và đầu phun
  • Nhiệt độ làm lạnh khuôn/ nhiệt độ khuôn
  • Đường dẫn nhựa trong khuôn bố trí như thế nào?

Thân,

Teppi

Chào bạn thanhvinhpro! Theo kinh nghiệm của một số công ty sản xuất két bia, người ta sử dụng phụ gia FUSABOND 541D của hãng Dupont sẽ cải thiện đáng kể các khuyết tật thường gặp khi ép. Nó là copolymer của ethylene và axit acrylic, có tính chất tăng độ dẻo dai sản phẩm, có tính kết dính cao (vai trò giống như liên diện) nên tăng khả năng tương hợp giữa các thành phần khác nhau (nhựa nguyên sinh, nhựa phế liệu, độn, màu,…) tạo ra sự đồng nhất dòng nhựa chảy và sản phẩm, rất hiệu quả nếu có sử dụng phế liệu. Bạn thử xem sao.

Trước hết e xin cảm ơn anh Teppi và bạn polychemvn đã đóng góp ý kiến cho e. ở đây e có hình ảnh của SP két bia và các thông số CN của nó (e chụp qua ĐT). nhưng e ko biết gửi nó trên diễn đàn. vậy anh teppi và bạn polychemvn có thể gửi cho e mail của mỗi người dc ko? e sẽ gửi hình ảnh cho cả 2 người cùng xem. than!

xin hỏi ban thanhvinhpro la cai ket bia cong ty ban la dùng khuôn mấy tấm vậy?