Chào các bạn! Theo tôi nghĩ hiện nay hướng nghiên cứu về tổng hợp hữu cơ ở nước ta nên tập trung vào nghiên cứu về xúc tác cho các qúa trình phản ứng. Còn nghiên cứu điều chế chất này hay chất khác thì vô ích vì điều kiện và phương tiện tổng hợp nước mình rất kém. Vả lại hiện này hóa chất trung quốc giá thành rất thấp, nên hướng điều chế ứng dụng thật không khả thi. Các bạn nào thích nghiên cứu về xúc tác hữu cơ thi trao đổi thông tin cùng với tôi. Mong nhận được ý kiến từ các bạn!!!
BM thấy ý tưởng bạn nói đã co hóa xúc tác làm rồi mà, hữu cơ cũng tham dự, nhưng hình như ít hơn thì phải. :nhau ( :quyet (
Tổng hợp hữu cơ hiện đại đang hướng đến hóa học xanh (green chemistry). Có bạn nào đã tìm hiểu hướng đi thú vị và hợp thời đại này chưa?
tui thì thấy một số bạn ở khoa môi trường ĐH Cần Thơ có làm nhiều về “green chemistry”, rồi nhận giải thưởng của Sony nữa. Không lẽ mảng này chỉ có dân môi trường tham gia thôi sao? Các nhà hữu cơ của chúng ta thì sao???
liên hệ, PGS. TS. Lê Ngọc Thạch, sẽ biết nhiều hơn vế Hoá Học xanh, lúc trước tôi có nghiên cứu chút xíu, ví dụ như, nước lòng ion, làm xúc tác trong tổng hợp hữu cơ, có một em sinh viên khóa 2001 vừa rồi mới làm thì phải, nghe nói là tốt lắm, để sẻach tài liệu post lên cho bà con coi,
Mình không phải dân hữu cơ, chỉ biết tổng hợp hữu cơ ô nhiễm nhất là dùng rất nhiều dung môi độc hại. Có các phương pháp mới giúp tiết kiệm dung môi như là dùng microwave, ultrasonic, dùng xúc tác, ionic liquids… nghe thế thôi. Có cao thủ hữu cơ nào giải thích cho mọi người cùng biết thêm không?
Theo tôi được biết, vấn đề hấp dẫn nhất trong tổng hợp hữu cơ hiện nay là organocatalyst (không nên dịch nghĩa) bởi tính ưu việt về điều kiện phản ứng đơn giản mà hiệu quả đồng thời có tính kinh tế và cả tính môi trường vì có thể thực hiện phản ứng trong các môi trường phản ứng xanh mà vẫn đạt hiệu suất cao. Hơn nữa sự hấp dẫn của organocatalyst ở chỗ nó được dùng trong tổng hợp phi đối xứng tạo ra các hợp chất có hoạt tính sinh học và thuốc - phân tử rất phức tạp. Thế giới gọi nó là thời kỳ vàng trong tổng hợp hữu cơ và vẫn đang tiếp tục được khám phá, các đề tài tiến sĩ và sau tiến sĩ ồ ạt lao vào nó thật hấp dẫn vô cùng…còn nhiều điều để bàn lắm vì ngay cả các giáo sư hàng đầu trong lĩnh vực này ở Mỹ, Đức…cũng không thể nói hết được về nó. Các bạn quan tâm đến tổng hợp hữu cơ có thấy đề tài này hấp dẫn không?
Để đi vào vấn đề, trước hết mình cần tìm hiểu coi hóa học xanh là gì nhé .
- Hóa học xanh là gì ?
Theo định nghĩa bởi ủy ban bảo vệ môi trường Hoa Kỳ thì hóa hoc xanh là một hệ thống các nguyên tắc áp dụng trong thiết kế, sản xuất và sử dụng các hoá chất nhằm giảm thiểu đến mức tối đa các độc chất thải ra môi trường.
2.Các lĩnh vực nghiên cứu a) Nghiên cứu khả năng ứng dụng các qui trình tổng hợp “xanh” thay thế các qui trình cổ điển b) Nghiên cứu tăng hiệu suất phản ứng – giảm lượng chất thải ra môi trường. c) Nghiên cứu các hợp chất hoá học mới ít độc hại hơn để thay thế các hoá chất hiện đang sử dụng
Hóa học xanh nó bao quát toàn bộ các lĩnh vực của hóa học. Nó ứng dụng trong hóa hữu cơ, hóa vô cơ, hóa sinh, hóa phân tích và thậm chí là hóa lý. Năm 2005, Ryoji Noyori đã xác định 3 giải pháp trong phát triển của hóa học xanh: sử dụng carbon dioxid siêu tới hạn như dung môi xanh, dung dich hydrogen peroxid như tác nhân oxid hóa sạch, và sử dụng hydrogen trong tổng hợp bất đối xứng.
-
12 nguyên tắc trong hóa học xanh.
- Ngăn ngừa việc tạo ra chất thải.
- Tăng hiệu suất phản ứng ở qui mô phân tử (Atom efficiency)
- Lựa chọn con đường đơn giản nhất có thể
- Hạn chế tạo ra và sử dụng chất độc cho con người hoặc có hại cho môi trường
- Tránh sử dụng chất bổ trợ khi không cần thiết
- Sử dụng hợp lý nguồn năng lượng
- Tái sử dụng nguồn nguyên liệu ban đầu
- Sản phẩm phải giữ được chất lượng và tránh sinh ra chất độc
- Sử dụng xúc tác vừa đủ
- Sản phẩm phải dễ phân hủy
- Xác định thời hạn sử dụng sản phẩm
- Đảm bảo an toàn sản xuất
Nhân tiện ta bàn tổng quan về các phương pháp nghiên cứu kĩ thuật trong hóa học xanh luôn nhé ! Theo tài liệu BM thu thập được, các phương pháp và kĩ thuật mới trong Hoá học Xanh đang được áp dụng như kĩ thuật vi sóng (microwave), siêu âm (ultrasound), sử dụng các loại xúc tác như xúc tác sinh học (biocatalysis), xúc tác chuyển pha (phase-transfer catalysis), xúc tác rắn (solid catalyst), sử dụng các môi trường ít có hại như chất lỏng ion (ion liquid), nước, các chất lỏng siêu tới hạn (supercritical fluids), các chất mang rắn (solid supports), phản ứng không dung môi… Trong 4rum ta đã có một bài về synthesis bằng microwave method của ngoctukhtn, nhưng anh Tú viết thiếu hình wé, BM đọc một tí là mắt cứ nhíu lại ! hix !!! Còn nhiều phương pháp khác nữa, anh em phối hợp làm một vài seminar lý thuyết luôn nhé !!! :welcome (
Xin chào các thành viên kỳ cựu, tớ là thành viên mới, vào nhà thấy hấp dẫn quá nên góp vui vài câu !
Định nghĩa green chemistry như bạn cuong là đúng rồi. Tuy nhiên, đó là mục tiêu của các nhà khoa học trên thế giới, cái này phải đến hơn chục năm sau mới có thể áp dụng ở nước ta được :sacsua ( .
Còn bạn michel nói về “organocatalyst” gì ấy, chắc là bạn muốn ám chỉ “organometallic” vốn là một lĩnh vực đã nổi đình nổi đám mấy chục năm qua, kể từ lần đầu tiên phát hiện ra Ferrocene vào năm 1951 bởi 2 nhà bác học Kealy và Pauson. Cái này được dùng làm xúc tác phức cho các phản ứng: asymmetric hydrogenation, hydroformylation, isomerization, polymerization, epoxydation, coupling… ứng dụng trong y dược, nông dược, và trong công nghiệp… :tutin (
là sao !? hix ! organocatalyst theo từ điển Anh Việt chuyên ngành là xúc tác hữu cơ, còn theo như kiến thức của mình thì là lĩnh vực nghiên cứu về các hệ xúc tác đồng thể và dị thể… cho các phản ứng hữu cơ nhằm thúc đẩy vận tốc phản ứng !!! Còn ông organometallic hình như là “hợp chất hữu cơ kim loại” mà dân gian hay gọi là cơ-kim !!! đó là những hợp chất ứng dụng rất nhiều và các nhà tổng hợp hữu cơ trên thế giới đã từ lâu đổ xô tổng hợp những thằng này !!! Mình chưa tìm hiểu sâu về chúng, nhưng đại loại là vậy !!! Và mình ko hiểu sao bạn ferrocene lại đồng nhất hai khái niệm này !!! Bạn giải thích hộ nhé !!! :doctor (
Organocatalysis is the process of acceleration of chemical reaction with a substoichiometric amount of an organic compound which does not contain a metal atom
Lĩnh vực organometallic catalysis thì quá rộng lớn, anh em bổ sung thêm nhé.
Chà! Hú hồn hú via là mới có 1 người tìm được đinh nghĩa về organocatalyst vi định nghĩa này chỉ mới xuất hiện từ năm 1999. Nhưng không biết có bạn nào hiểu về organocatalysis không nhi? Các nhà hoá học hữu cơ đang cố làm cho nó trở thành 1 thời đại vàng của xúc tác vì tính năng ưu việt tổ hợp của cả xúc tác enzim lẫn organometallic. Mình thì sắp tới định hướng làm đề tài tốt nghiệp về lĩnh vực nạy