Gửi bạn ducanh, Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi riêng cho tôi. Xét thấy vấn đề này để chia xẻ được thì hay hơn nên tôi post lên diễn đàn để cùng bàn luận. Tiếc là tớ không rành về phần mềm của hãng Varian vì mỗi hãng khác nhau có giao diện phần mềm khác nhau nhưng nội dung thì không khác nhau lắm. Vì tất cả đều mang lại tiện tích cho người sử dụng nên hiện nay các phần mềm rất dễ sử dụng. Chỉ cần bạn nắm nguyên tắc vận hành của máy HPLC thì sẽ học rất nhanh. Máy HPLC là máy như thế nào? Các hãng khác nhau, các model khác nhau sẽ khác nhau. Có máy thiết kế một khối lớn, có máy thì gồm nhiều modul khác nhau, nhưng chung lại thì bộ phận chính là bơm (pump), bộ tiêm mẫu (injector) và đầu dò (detector). Chỉ cần đủ các modul trên là bạn có thể tiến hành các phương pháp sắc ký lỏng. Ngoài ra tùy nơi và mục đích sử dụng thì nó có thêm lò cột (column oven), supressor (dùng trong sắc ký ion), bộ phản ứng (post column)… Săc ký lỏng cần dung môi để đưa chất phân tích vào cột phân tích, ở đó diễn ra quá trình tách, sau đó các chất sẽ thứ tự đi vào đầu dò. Vậy đều tiên cái bơm là cái bạn phải để ý, nó hoạt động như động cơ xe máy vậy đó. Cũng có bánh đà lệch tâm đẩy các piston (plunger) chạy tới chạy lui tạo áp suất (đẩy/hút) trong đầu bơm. Trong xe máy thì các bộ phận trên hoạt động trong bể nhớt, còn trong Pump HPLC thì nó chạy trong không khí. Vậy nên cố gắng để bơm làm việc trong môi trường càng ít bụi càng tốt vì theo thời gian các hạt bụi này sẽ ảnh hưởng lên độ chính xác của bơm. Nếu máy HPLC của bạn làm việc trong phòng thí nghiệm đạt chuẩn thì không phải lo vấn đề này. Chủ yếu chú ý đầu bơm, vì thanh piston di chuyển trong môi trường không khí khô, nên nếu bạn sử dụng dung môi là dung dịch đệm hay dung dịch muối… chú ý rửa đầu bơm kỹ bằng H20 sau mỗi lần dùng (trong manual sẽ hướng dẫn). Nếu không hạt muối đóng rắn trên thanh pistol sẽ phá hủy bề mặt sil. Còn nếu chỉ làm việc với dung môi thì không cần. Ở Việt Nam hiện nay, nhà đèn rất khoái ngắt điện bất ngờ nên tốt nhất ta nên cho cái bơm một bộ tích điện, dùng chung với máy vi tính cũng được. Để đảm bảo là dung dịch có nguy cơ đóng rắn cao (như dd đệm hay muối) và chất phân tích đã ra hết khỏi hệ thống HPLC. Nếu bơm của bạn có chế độ chạy gradient dung dịch rửa giải, tốt nhất là set up dung dịch muối xa dung môi. VD kênh A:MeOH, kenh D: đệm vì trong phầm mềm khi chọn dung môi để chạy săc ký, thì set hay flow (A) kế tới là (B), (C) rồi (D). Hạn chế tai nạn set up lộn 50 (A), 50%(D), tiêu cái máy, tiêu luôn cái cột phân tích. Máy thì còn phục hồi được, còn cột thì mang về nhà làm kỉ niệm. Cái này đã từng xảy ra. Hiện tượng này xảy ra tương tự trong đầu dò, thay đổi đột ngột bản chất của dung dịch rửa giải, dẫn đến hiện tượng tách pha của muối, xuất hiện hạt rắn trong hệ thống. Còn bản chất dung môi thế nào thì trong manual có hướng dẫn hoặc đi học môn dung môi khác nước. Khi thay đổi vận tốc của bơm, chú ý tránh thay đổi đột ngột. Tùy máy có thiết kế bộ điều áp hay không (xem manual để biết khoảng cho phép, thông thường thay đổi khoảng 0.5 ml/min cho từng bước lúc khởi động), nếu không thì việc thay đổi vận tốc đột ngột dễ ảnh hưởng tới chất lượng cột phân tích, còn nếu nối bơm trực tiếp vào đầu dò thì loại cell ghép, chịu áp suất thấp sẽ có vấn đề. Luôn kiểm soát pha động còn hay hết. Tốt nhất bình dung môi phải để nơi có thế quan sát được, tránh để lên cao không quan sát được. Đừng bao giờ bơm không khí vào hệ thống. Nếu thấy có bọt khí trong ống dẫn pha động thì mở valve purge. Tốt nhất là có bộ degases online (DGU). Bây giờ tới mẫu tiêm vào hệ thống, chú ý lọc kỹ, tránh tiêm mẫu không đồng nhất hoặc có độ nhớt quá cao vào hệ thống. Ngoài ra chú ý tới nồng độ và bản chất của mẫu phân tích, để tránh hiện tượng làm bẩn hệ thống. Tốt nhất là lắp thêm cột bảo vệ. Mẫu nên pha trong pha động hoặc dung dịch có bản chất giống pha động để giảm peak âm và hiện tượng tách pha như kể trên. Lúc tiêm mẫu, nhớ kiểm tra xem còn bọt khí trong kim tiêm không? Loại kim tiêm dùng trong sắc ký lỏng là kim đầu bằng (flat) không phải là loại đầu nhọn dùng trong sắc ký khí. Nếu có bộ tiêm mẫu tự động thì khỏi lo. Nếu có bộ giao diện (interface) để nối với máy tính, thông thường nó dùng kèm adapter cấp điện một chiều (DC). Chú ý khi muốn ngắt điện thì rút nguồn AC, nhiều bạn lười, thò tay ra sau lưng máy, rút nguồn DC trước, tiêu cái interface, nếu thiết kế không có diode nối ground để chống sock điện. Toàn bộ điện cấp phải đủ (±10% mức qui định), ổn định, phải có nối đất (ground). vậy là bạn có thể yên tâm chạy thử máy rồi. Làm rồi mới biết, mỗi máy có một bệnh riêng, nhưng nguyên tắc chung cần để ý là như vậy. Có gì sẽ bàn luận thêm. Chúc vui.
Chúng tôi có một ít kinh nghiệm với máy HPLC. Những điều trả lời về HPLC của người viết trước rất đúng. Nhưng có cần biết thêm là máy sử dụng normal phase (pha thuận) hay reverse phase (pha đảo)? dùng để phân tích (analytical) hay phân giải (có thể tôi dùng sai chữ separation). Việt
Chao cac ban. Hien gio minh dang su dung HPLC cua agilen voi software la Chemstation. Minh dang muon dinh luong mau nghien cuu cua minh bang cach chay calibraion voi external standard va internal standard. Ban nao co kinh nghiem setup calibaration voi Chemstation roi thi giup minh voi. Minh muon biet cach set up va cac option cua no. Cam on cac ban nhieu