Hplc

Mấy anh chị ơi giúp em câu này với: Mấy anh chị có thể cho em biết fronting và tailing peak sắc ký là gì ạ? nguyên nhan gây ra nó? Solvent dip là gì? nguyên nhân gây ra ? Mong anh chị trả lời giúp em với, em ko hiểu về cái này lắm? Em cám ơn các anh chị ạ!

GC-AES THAY: cái này gọi là fronting và tailing napoleon de_nhat: em cũng ko rành có gì thầy chỉ em GC-AES THAY: tailing là do tương tác giữa chất phân tích trên cột quá mạnh GC-AES THAY: thường là do hiện tượng hấp phụ trên các tâm họat tínhc ủa stationary phase hay thành cột GC-AES THAY: hiện tượng giải hấp xảy ra thường chậm GC-AES THAY: vậy nên mới có tailing GC-AES THAY: còn fronting là do nồng độ cao quá napoleon de_nhat: làm cho pic sk bi keo dài về phía trước phải không thầy GC-AES THAY: chất phân tích phân bố trên pha tĩnh, do nồng độ cao nên bão hòa GC-AES THAY: các chất phân tích đi sau phân bố lên lớp chất phân tích đi trước GC-AES THAY: lúc này có 2 tương tác: lớp dưới là tương tác giữa pha tĩnh và chất phân tích GC-AES THAY: lớo trên là giữa chất phân tích với nhau GC-AES THAY: thường thì liên kết của chất phân tích với nhau khá mạnh nên rửa giải chậm hơn GC-AES THAY: đến khi rửa giải hết các lớp trên thì sẽ rửa giải đến lớp tiếp xúc với pha tĩnh GC-AES THAY: lớp này liên kết ít chặt hơn so với tương tác dung môi-.chất tan –> peak giảm đột ngột napoleon de_nhat: vậy chất sau phân bố trên nó sẽ rủa giải ra trước phải ko thầy GC-AES THAY: dĩ nhiên rồi

(trích nguyên văn từ thầy ĐÔNG , em xin cảm ơn thầy)

hi hi. Mình mới học sơ sơ về phổ nguyên tử. Mạo muội viết vài dòng suy nghĩ. solvent dip. Đầu tiên nói về cái detector. cường độ của vạch phổ hấp thụ có thể được đưa sang máy thu dưới dạng pic. Số đo cường độ vạch phổ lúc này có thể được tính theo chiều cao hay diện tích của pic. Vậy mình có thể nói sơ sơ thế này. Khi bạn chạy dung môi qua cột sắc kí đến detector và quy định mật độ hấp thu ở đây là 0( nền). Vậy bất cứ chất nào có độ hấp thu cao hơn nền thì pic sẽ dương. Khi bạn tiêm mẫu vào mẫu đi qua cột và tới detector ở đây độ hấp thu lớn hơn nền pic sẽ từ từ đi lên do nồng độ chất ngày càng cao độ hấp thu lớn. Khi nồng độ chất giảm thì pic giảm. Vậy điểm solvent dip pic nằm dưới nền vậy phải chăng độ hấp thu của nó thấp hơn nền. Do tất cả những chất chúng ta cho vô không kiểm soát được có hay không chất lạ.Và chính nó gây nên điều này. Cũng có thể chúng ta còn lẫn khí trong đây hay dung dịch đưa vào cột không đều. hic hic chẳng biết sao đây mong anh chị thầy cô chỉ bảo

Một trong những lý di gây solvent dip là vậy, ngoài ra còn có một lý do nữa là sự bẻ cong tia bức xạ khi chúng đi qua các môi trường chất lỏng khác nhau. Khi phần dung môi hòa tan mẫu đến detector, do tính chất vật lý của phần dung môi này có sai khác với pha động và sự pha trộn của hai dung môi làm phát sinh một vùng dung môi có tính chất vật lý đặt biệt và sẽ làm thay đổi một chút hứong đi của tia bức xạ từ nguồn sáng detector cộng với khác biệt về độ hấp thu mà duongqua nói ở trên –> solvent dip. Vài dòng góp ý

em cũng đang cần câu này. Thanks!!!