Hỏi: xác định độ cứng của nước trong mẫu giàu sắt

khi xác định độ cứng và cãni trong nước, mà khi trong mẫu có hàm lượng sắt cao thì có thể áp dụng phương pháp dùng EDTA và dung dịch đệm amoni để xác định ca2+ và mg2+ hay không? giải thích? giúp mình với nhé!!!

không được đâuu bạn ơi vi ta đã biết EDTA là một hợp chất hươu cơ nếu dùng nó để xác định sự có mặt của ca2+ và Mg2+ thì không được vì EDTA la một hợp chất có tên etylendiamintetraaxetat

Nếu Fe trong mẫu ở dạng Fe(III) thì sẽ không tan trong môi trường đệm pH 10. Bạn nên dùng NH3 trung hòa mẫu nước để tủa Fe(III) dạng hydroxide rồi lọc tách bỏ tủa, thêm đệm 10 và các chất bảo vệ như KCN, hydroxylamine và chuẩn độ bình thường với chỉ thị NET. Nếu bạn không tách bỏ kết tủa Fe(OH)3 thì bạn có thể chuẩn nhanh Ca(II) và Mg(II) cũng đuợc. Thân ái

Bạn này ĐÃ THAM DỰ OLYMPIC HOÁ HỌC? Thế mà bạn có một câu trả lời mà tôi đọc chẳng hiểu bạn định nói cái gì? Con về vấn đề chuẩn độ độ cứng của nước, nếu có sắt (II, III) thì chúng ta nên tách trước, việc tách được thực hiện dễ dàng ở pH = 9-10 với tác dụng của dung dịch đệm amoni kết hợp với sục O2 không khí (hoặc có thể dùng H2O2). Khi đó tất cả sắt sẽ chuyển về Fe(OH)3 và chúng ta có thể loại bỏ chúng dễ dàng. Việc xác định nước cứng (tổng Ca, Mg) được thực hiện ở ph = 9-10 với chỉ thị NET (miền bắc gọi là ETOO). Thân!

TB: Thực ra ở pH =9-10 thì các ion Fe cũng tạo phức với EDTA rất kém, do có sự cạnh tranh tạo kết tủa, nên nó k ảnh hưởng gì mấy, nhưng do kết tủa Fe(OH)3 có màu nâu đỏ nên có thể làm ảnh hưởng đến sự quan sát sự thay đổi màu ở điểm tương đương. Vì vậy tốt nhất chúng ta tách sắt trước như trên.