hỏi về Tổng hợp Vi Sóng

Xin chào mọi người, mình là sinh viên hữu cơ chuẩn bị làm đề tài tốt nghiệp. Hiện mình đang kiếm tài liệu về đề tài “Chọn lọc vi sóng trong tổng hợp hữu cơ” (tức những phản ứng hóa học khi đun bằng vi sóng thì cho ra sản phẩm khác với khi đun thông thường).

Nhưng mình hầu như không kiếm được bài báo nào về đề tài này (cả tháng trời nay chỉ kiếm được có 2 bài). Mình mong được các bạn giúp đỡ: có ai đã từng nghiên cứu về vấn đề này hoặc đã từng đọc các tài liệu về nó làm ơn chia sẻ tài liệu cho mình với.

Mình cảm ơn mọi người đã đọc bài và hy vọng nhận được sự giúp đỡ.

Hiện đang có hơn 2000 bài báo liên quan đến tổng hợp hóa hữu cơ, vô cơ trong www.sciencedirect.com. Bạn có thể tìm các trích lược ( abstract) của các bài báo trong này rồi nhờ mọi người trong này giúp bạn phần fulltext.

Ngoài ra, bạn tham khảo một subwebsite của interscience wiley : Microwave Synthesis

Trong này có những tóm lượt mới nhất của các phản ứng tổng hợp hũu cơ có sử dụng đến sóng viba.

Keyword đề tìm tài liệu: microwave-assisted synthesis

Tôi gửi đến bạn một vài bài báo bạn tham khảo. Do tài nguyên lưu trữ có hạn, khi nhận được rồi, xin vui lòng báo mod để xóa đi.

Chúc thành công,

Sự hoạt hóa bằng sóng viba được chấp nhận và dùng rộng rãi trong công nghệ tổng hợp hữu cơ. Nó được xem như một sự thay thế và cải tiến cho phương pháp gia nhiệt truyền thống. Sóng vi ba tạo ra hai tác dụng chính trong nguyên vật liệu:

  • Hiệu ứng phân cực tĩnh điện (hiệu ứng không gây sinh nhiệt nhưng tạo chiều hướng nhất định tương tác va chạm của các phân tử tác chất)

  • Hiệu ứng sinh nhiệt (gia nhiệt điện môi)

Chúng ta có thể thấy rất rõ qua theo dõi sự bùng nổ các báo cáo kết quả nghiên cứu thực nghiệm từ cuối năm 2005. Hiện nay đã có hơn 2500 các công bố khoa học về tổng hợp hữu cơ dùng sóng viba.

Hầu hết các công bố đều mô tả sự xúc tiến các phản ứng hữu cơ nhờ sóng viba, đặc biệt cho các điều kiện môi trường phản ứng không có dung môi. Sự kết hợp sử dụng bức xạ viba và điều kiện không dung môi giúp giảm thiểu rất nhiều thời gian phản ứng, nâng cao hiệu suất sản phẩm, và tạo điều kiện lựa chọn tốt hơn hướng về công nghệ hóa học xanh.

Tuy nhiên, tôi vẫn thấy có số lớn các công bố chưa đạt sự so sánh chuẩn giữa hiệu quả trong dùng sóng viba và gia nhiệt truyền thống. Đòi hỏi hiện nay đang được đặt ra là cần có sự giải thích xác đáng các kết quả thí nghiệm thông qua so sánh nghiêm túc và tỉ mỉ các phản ứng trong cùng điều kiện ( thời gian, áp suất , môi trường) cho trường hợp sử dụng sóng viba và gia nhiệt truyền thống. Ngoài ra, trong theo dõi phản ứng, lò phản ứng viba cần thiết kế các góc cạnh phản xạ sao cho đạt sự đồng nhất bức xạ sóng lên mẫu cũng như lắp đặt thiết bị ghi nhận nhiệt của mẫu bằng sợi quang học hay bằng laser hồng ngoại trong quá trình thực hiện. Có như vậy, chúng ta mới có thể có được sự tương quan trong thực hiện kích hoạt phản ứng theo hai cách. Từ đó mới có thể dùng sự tương quan này để quyết định các điều kiện và loại phản ứng hợp lý trong sử dụng sóng viba hơn.

Trước hết mình cám ơn bạn Teppi đã gửi cho mình các bài báo và địa chỉ web rất bổ ích. MÌnh đã down các bài bạn up rồi. Sau nói về đề tài luận văn của mình, về ảnh hường của VS lên pưhh thì mình cũng đã có tìm hiểu sơ lược trong bài seminar chuyên ngành rồi. Mục tiêu thầy hướng dẫn đề ra cho mình ở bài luận văn là tìm hiểu: “dưới tác dụng của chiếu xạ vi sóng, các trạng thái trung gian do nhận được tức thời một lượng nhiệt lớn sẽ đạt đến những mức Ea cao hơn, dẫn đến viêc hình thành các sản phẩm nhiệt động lực học chứ không phải là sản phẩm động học như khi đun theo kiểu truyền thống”. Tuy nhiên, khi tìm tài liệu trên mạng, với keyword: selectivity in microwave asisted synthesis thì ko tìm thấy kết quả nào, trong khi với keyword: microwave asisted synthesis thì các bài báo tìm được chủ yếu chỉ đề cập đến việc VS làm tăng tốc pư và hiệu suất, chứ còn về mặt chọn lọc VS trong THHC thì hầu như là ko có. Dù sao cũng cám ơn sự wan tâm và giúp đỡ của bạn, mình hy vọng sẽ nhận được thêm nhiều ý kiến giúp đỡ của các bạn.

em xem bài này xem có giúp được gì không,

Selectivity in Organic Synthesis Under Microwave Irradiation.

de La Hoz, A.; Díaz-Ortiz, A.; Moreno, A…

Current Organic Chemistry, Jul2004, Vol. 8 Issue 10, p903-918

Abstract: Microwave Assisted Organic Synthesis is known for the spectacular accelerations produced in many reactions as a consequence of heating rates that cannot be reproduced by classical heating. As a result, higher yields, milder reaction conditions and shorter reaction times can be achieved and many processes can be improved. Furthermore, reactions that do not occur by conventional heating can often be carried out under the action of microwaves. This effect is particularly important in the preparation of isotopically labeled drugs with short halflives (11C, t1 / 2 = 20 min.; 122I, t1 / 2 = 3.6 min. and 18F, t1 / 2 = 100 min.) and high throughput chemistry (combinatorial chemistry and parallel synthesis). Another very important application of microwave irradiation involves the modification of the selectivity (chemo-, regio- and stereoselectivity) in relation to conventional heating. Selectivity is a crucial objective in organic synthesis and is usually achieved by selecting the appropriate reaction conditions, solvent, temperature, time or using kinetic vs. thermodynamic control, protection and activation and selective catalysts. The ability to control the selectivity by simply choosing the appropriate mode of heating (conventional vs. microwaves) is very attractive proposition. However, the effect of microwave irradiation still needs to be rationalized in order to predict the effect of the radiation on the selectivity of a given reaction.

http://mihd.net/k3j5fl1