Hỏi về Phương pháp thử ống U-PVC bằng phương pháp thử Dicloromethane

Mình là Sv, đang thực tập tại nhà máy. Được phân công đề tài xem xét tính khả thi của việc lập phòng TN thử u-PVC bằng phương pháp thử Dicloromethane. Xin phép đưa lên những thắc mắc và mong nhận được sự giúp đỡ và đóng góp của mọi người.

Mình đã đọc TCVN 6139 : 1996 (ISO 7676 : 1990). Rút ra được 1 số điểm sau:

Mục đích: kiểm tra mức độ nhựa hóa và đồng đều.

Thuốc thử: Dicloromethane tinh khiết (T sôi = 40 oC). Nước cất để hạn chế sự bay hơi của dicloromethane. Vật liệu mài.

Thiết bị: Bể ngâm, thiết bị duy trì nhiệt độ (khoảng 20 oC), máy mài, thông gió.

Qui trình: (trước đó là công đoạn mài 1 phần mẫu)

  • Dicloromethance sao cho mẫu chìm min là 30 mm.
  • Nước: min là 20mm để ngăn sự bay hơi hóa chất.
  • Dùng thiết bị điều chỉnh nhiệt độ bể xấp xỉ 20 oC.
  • dùng lưới lọc hoặc thiết bị giữ phần mài ngâm trong bể.
  • 20ph thì lấy mẫu ra, để khô 15ph (không đụng tới phần ngâm) rồi kiểm tra bằng mắt.

Kiểm tra: mặt trong, mặt ngoài, mặt cắt.

Em có 1 số câu hỏi sau:

  1. Thí nghiệm này có thể thay thế bằng thí nghiệm nào khác hay không ? (ví dụ: thử chịu nén ngang/Flattening test đạt thì có phải làm TN này không? )
  2. Giới thiệu giúp em nguồn và 1 số nhà cung cấp để em lựa chọn thiết bị/ giá cả (nhằm xét tính khả thi) => câu này quan trọng nhất ^^ do em chưa có kinh nghiệm thực tế.
  3. Lập phòng thí nghiệm này có khả thi hay không? (hóa chất khá độc, dễ bay hơi, vấn đề thao tác)

Cảm ơn mọi người rất nhiều

Chào bạn pdpvinh,

1- Tiêu chuẩn TCVN 6139 : 1996 (ISO 7676 : 1990) không thể thay thế bằng tiêu chuẩn khác để kiểm tra chất lượng nhựa PVC về độ bền chịu hóa chất khi xét theo tính đồng nhất trọng lượng phân tử, tỷ trọng trên toàn bộ bề mặt bên trong và bên ngoài ống. Phương pháp nén, uốn chỉ cho kết quả về tính chất theo điểm nhưng không đại diện cho toàn bộ bề mặt

2- Về các thiết bị, bạn nên tra cứu trước tiên ở danh bạ điện thoại, nơi đây có rất nhiều cty, hãng chuyên cung cấp thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và kiểm định.

3- Câu hỏi này tùy thuộc vào : mức độ quan trọng về yêu cầu chất lượng cần phải có trong hệ thống sản xuất hay nhu cầu ( có dự báo), vốn đầu tư, trình độ chuyên môn và nguôn nhân lực hiện tại. Nếu không thể thì tại sao không thực hiện theo phương án out-sourcing hay liên kết (ví dụ người rành chuyên môn có nhu cầu đo đạc kết hợp với anh có máy móc thiết bị nhưng chưa có đầu vào)?

Thân,

Teppi