Trong phòng thí nghiệm mình muốn điều chế HCL 0,5N hoặc HCL 4N mà chỉ có HCL 36% và HCL 38%…tương tự như thế mình muốn điều chế H2SO4 1N khi có H2SO4 3N:24h_069:
nếu bạn muốn điều chế HCl hay H2SO4 với nồng độ chính xác thì không thể làm được. Bạn chỉ có thể điều chế các dung dịch có nồng độ gần chính xác thôi. Dựa vào tỉ trọng của HCl và H2SO4. Ví dụ HCl (35-38%) có tỉ trọng khoảng 1.18, của H2SO4 (98%) là 1.84
Ah, với H2SO4 của bạn thì đơn giản hơn. Bạn chỉ cần sử dụng H2SO4 3N pha loãng 3 lần là OK
Chào bạn dragonsmex !!1 Bạn áp dụng công thức : C(M) = ( 10.C%.d ) / M Trong đó C(M): nồng độ mol (n/l) C%: nồng độ khối lượng phần trăm d: khối lượng riêng của dung dịch M: phân tử khối của chất tan Với C(M)=C(N)*Z Có d và C% bạn dtlkbs đã nêu trên. Còn muốn pha loãng nồng độ dung dịch bạn áp dụng công thức nì: CN (fa)=(CN.V)đđ/V(fa). Chúc bạn thành công!!! Thân.
e vẫn chưa hiểu lắm về cái đương lượng gam Z tính như thế nèo a có thể chỉ rõ hơn cho em về kái này được hok? Chỉ sơ lược và dễ hiểu theo kinh nghiệm của chính a đừng đưa tài liệu vào e đọc hok hiểu đâu:018:
Hi dragonsmex!!! Z trong công thức trên là số đương lượng đó bạn. Theo kinh nghiêm của mình thì số đương lượng là hóa trị của chất đó. Ví dụ : HCl có Z=1, H2SO4 có Z=2 Túm lại:
Số đương lượng của 1 oxit kim loại bằng tổng hóa trị của kim loại trong oxit đó. Ví dụ: Al2O3 có Z=3*2
Số đương lượng của 1 axit bằng số nguyên tử H được thay thế trong phân tử axit. Ví dụ:H2SO4 có Z=2
Số đương lượng của 1 bazơ bằng hóa trị của nguyên tử kim loại trong phân tử. Ví dụ: NaOH có Z=1
Số đương lượng của 1 muối bằng tổng hóa trị của các nguyên tử kim loại trong phân tử. Ví dụ: FeCl3 có Z=3
Mình là chị chứ ko phải a. hùm :danhnguoi Thân
Thank Chi lukhu nhìu lém ! Giờ e hiểu thêm về hệ số đuơng lượng rùi…:5:
Tùy vào phản ứng mà số đương lượng khác nhau!