Cho mình hỏi tại sao trong cùng một chu kì thì từ trái sang phải, hiệu E ( năng lượng ) của phân lớp ns và np tăng dần vậy :021_002:
Theo mình thì tại vì từ trái sang phải trong cùng một chu kì thì điện tích hạt nhân tăng lên thì số e cũng tăng lên và các e sẽ lần lượt chiếm các mức năng lượng cao hơn, mà như ta biết thì các e nằm xa hạt nhân thì sẽ có mức năng lượng nhiều hơn các e nằm gần hạt nhân vì vậy khi số lớp e tăng lên thì hiệu số năng lượng giữa các phân lớp cũng tăng lên: ns < (n+1)s < (n+2)s <… < 7s.
Cái này thì mình hiểu như vầy, những e có mức năng lượng thấp thì sẽ bị hạt nhân hút trước tiên vì vậy nó sẽ nằm ở gần nhân tiếp theo đó thì những e có mức năng lượng cao hơn một chút sẽ nằm ở lớp tiếp theo xa nhân hơn cứ như vậy cho tới e cuối cùng. Vì vậy e có mức năng lượng cao hơn thì sẽ nằm ở xa nhân hơn.
Mình vẫn thắc mắc tại sao các electron lại có thể chuyển động quanh hạt nhân mà không bị hút vào hạt nhân hay bị văng ra xa bởi lực điện? Nguyên tử có chết không? Nếu có thì trường hợp nào nguyên tử chết?
Nguyên tử có trạng thái dừng mà bạn,ở trạng thái đó nguyên tử không thu hay mất mát năng lượng Còn e càng gần hạt nhân thì bị hạt nhân hút càng mạnh->khó hoạt động->năng lượng thấp;e ở xa hạt nhân thì lực hút yếu hơn nên hoạt động dễ hơn ->năng lượng cao hơn
Có chết, nó tự huỷ sinh ra năng lượng khi nó gặp phản hạt của nó là positron:24h_012:
Tại sao các electron lại chuyển động gần hạt nhân ạ ???Có phải do lực hút của hạt nhân nt ko ???
các bác cho em hỏi tý: vai trò năng lượng E trong cơ học lượng tử là gì? mong các pro chỉ giáo thankyou
Vì sao e ko rơi vào hạt nhân?Thực tế n/tử tồn tại có nghĩa là e ko rơi vào hn. Cơ học lượng tử dựa vào nguyên lý bất định Heisenberg để giải thích:tọa độ và động lượng của hạt ko thể xác định đồng thời.Vậy khi e chuyển động gần HN(giả sử biết tọa độ) thì theo biểu thức của nguyên lý bất định động lượng rất lớn dẫn đến e bị đẩy bậc trở ra.Ngoài ra còn có cân bằng lực giữa c/đ ly tâm của các e với lực hút HN.Thân. :noel6 (
Giải thích như thế chưa hẳn đúng, lý do để e không rơi vào hạt nhân là do vận tốc chuyển động của e rất lớn khi chuyển động gần hạt nhân, khiến cho sự cân bằng giữa lực hút và lực ly tâm dẫn đến một quỹ đạo hình elip của electron khi chuyển động. Điều này cũng giải thích tại sao tàu vũ trụ khi ra khỏi quỹ đạo trái đất thì không rơi vào nó nữa, cũng như các hành tinh chuyển động với một quỹ đạo nhất định để không rơi vào mặt trời.
mình nghỉ dùng từ quỹ đạo là chưa hợp lý nguyên do là vì theo thực nghiệm xác định rằng vận tốc e khoảng 10^6 m/s, điều này có nghĩa là vận tốc vi hạt được xác định. theo nguyên lý bất định dẫn tới tọa độ e sẽ không được xác định, điều này chứng tỏ không tồn tại khái niệm quỹ đạo với hạt e nữa. còn nguyên nhân mà e không rơi vào nhân là do vận tốc e rất lớn, dẫn tới mômen động lượng là vượt trội so với lực hút hạt nhân( tuy nhiên vẫn chịu tác dụng của lực điện) nên nó sẽ giữ được quán tính của vận tốc và chuyễn động xung quanh nhân.:24h_052:.