Hỏi về màng và màng ghép

Chào các bạn, Mình đang tìm hiểu về mảng màng CPP/MCPP. Tuy nhiên còn vài chỗ mình chưa biết mong các bạn giúp đỡ dùm.

  • Thông số “wetting tension” có ý nghĩa gì?Thông thường mình thấy thông số này khoảng 40. Và liệu việc mạ nhôm lên màng CPP có cần quan tâm tới thông số này không?
  • Mình rất muốn tìm hiểu về việc ghép màng (phương pháp ghép nè, cũng như các loại màng nào có thể ghép với CPP/MCPP). Nếu ai có bít chỗ nào để tham khảo thì chỉ giúp mình. Thanks trước nhe.:chaomung

Hi,

Việc in ấn, mạ chân không đều cần đến thông số này.

Thân,

Teppi

Trước hết Thanks teppi nhìu! Mình cũng còn thắc mắc tí.:24h_027:Vậy thông số này cao hay thấp thì có ảnh hưởng gì tới lớp mạ không? Và làm sao để cải thiện “wetting tension” để cho lớp nhôm mạ bám trên màng CPP tốt nhất. Con việc in ấn theo mình được biết thì tùy việc còn corona ko.Còn nếu màng chỉ đem xử lý plasma (ko xử lý corona) rồi in thì liệu việc đó có được ko?

Hi,

Việc mạ chân không lên màng CPP phụ thuộc không chỉ vào tính chất bề mặt , cụ thể là tính thấm ướt, mà còn vào chất lượng đầu nung thanh nhôm và độ chân không.

Plasma hoặc corona đều cùng một mục đích tăng tính thấm ướt bề mặt màng để tăng độ bám dính màng mực in. Tuy nhiên, nếu màng để qua 1la6u sau corona hay plasma thì nguy co giảm chất lượng in ( độ bám dính) là thấy rõ.

Để cài thiện thì nên thực hiện chế độ plasma hay corona phù hợp. (độ dày và độ bền kéo của màng, loại khí để đốt, góc ngọn lửa, tốc độ chạy màng, thời gian lưu sau corona hay plasma,…). Thông số hiệu chỉnh là bí quyết của nhà sản xuất và điều kiện thực hành cụ thể. Hầu như không ai giống ai.

Thân,

Teppi

Có ai có thể nói rõ về cơ chế xử lý corona ko? Việc xử lý này khác plasma như thế nào? Thanks:cuoimim (

Cơ chế của phương pháp xử lý corona:

  • Các electron rời khỏi điện cực và được gia tốc dưới điện thế cao đi qua vật liệu màng. (tạo thành các dòng điện cao thế bắn thẳng vào bề mặt màng)
    
  • Các electron va chạm với các phân tử khí truyền ánh sáng và phản ứng từng phần với ozon và nitrogen oxide.
    
  • Các electron có nhiều năng lượng, khi chúng va chạm với polyethylene nên chúng bẻ gãy liên kết giữa các carbon – hydro hoặc các liên kết carbon – carbon tạo thành sự phân cực, chính sự phân cực này làm tăng sức căng bề mặt của màng --> dễ in ấn, mạ...
    

thử nhanh corona bằng cách dùng bút thử bôi lên màng xem mực của viết bám tốt hay gom lại thành hạt tròn

Màng Film CPP hay mCPP chủ yếu dùng cho lớp bên trong với mục đích hàn dán (sealing), nên việc xử lý bề mặt chủ yếu với mục đính tráng ghép với lớp OPP hay PA. Màng mCPP thay thế cho foil nhôm với tính cản độ thấm khí tương đối tốt,nhưng không chịu được hóa chất, nên trong trường hợp này thường dùng foil nhôm.Foil nhôm thường dày 6 hoặc 7 mic ,tính cản tốt , chịu hóa chất nhưng dễ bị gãy khi gấp lại. Các bạn có thể biết được loại film này nếu xé túi đựng trà như trà hoa sen, trà quốc thái …Các loại túi này thường cấu trúc OPP ghép mCPP,lớp ngoài in ấn là OPP, các bạn thấy lớp bên trong có ánh bạc đó là mCPP.

Một số tổ hợp màng phức hợp có sử dụng màng PP Túi bánh kẹo (OPP/MCPP; OPP/CPP; OPP/PE; PET/MCPP; PET/CPP) Túi trà, cà phê, sữa (OPP/MCPP; PET/PE/MPET/PE; OPP/PE/Al/PE; PET/PE/Al/PE; OPP/PP, OPP/PE, OPP/CPP, OPP/MCPP, PET/MPET/LLDPE, PET/AL/LLDPE…) Túi thực phẩm chế biến: khô bò, Gạo, túi hạt gống, …. (OPP/PE; OPP/PP; PET/PE; OPP/MCPP; PA/PE) Sẵn đây các bác cho em hỏi chút . Màng OPP và BOPP có cấu tạo như thế nào , ứng dụng cũng như cách chế tạo của các loại màng ấy ? :vanxin(