khi cho rượu vào nước thì hình thành liên kết hidro và có 4 loại lk là +) rượu -rượu +)nước với nước +)hidro của nước với oxi của rượu +)oxi của rượu với hidro của nước vậy lk nào mạnh nhất và vì sao vậy tại sao khi cho rượu vào nước lại giảm thể tíc (xin các bác giải thíc trên cơ sở hóa học lượng tử không nói là do rượu xen vào khoảng trống của các pt nước gây ra giảm thể tích) xin chân thành cám ơn các bạn ci:)
trong 2 chất phenol và 2_Nitro-phenol.Tại sao hidro ở phenol lại linh động hơn so với hidro ở 2_Nitro-phenol.Giải thích dùm em với các bác ơi???Cảm ơn nhìu
Hydrogen trong o-nitrophenol kém linh động hơn phenol vì có sự tạo thành lk Hydrogen nội phân tử giữa N của nhóm -NO2 với H của nhóm -OH —> H của nhóm -OH bị giữ chặt hơn ----> kém linh động hơn
Tui nghĩ em đã nhầm lẫn trong câu hỏi này về ý nghĩa của “nguyên tử H linh động”! Một hợp chất có nguyên tử hydrogen linh động nghĩa là hợp chất đó dể dàng cho ra proton H+ hay nói cách khác thể hiện tính acid. Tính acid của hợp chất càng mạnh thì trị số Ka của hợp chất càng lớn hay pKa càng nhỏ.
Nếu dẫn xuất của phenol có mang nhóm rút điện tử (NO2 là nhóm rút điện tử mạnh) thì dẫn xuất này luôn luôn có nguyên tử H của nhóm hydroxy linh động hơn nhiều so với phenol không mang nhóm rút. Nguyên nhân ở đây là nhóm nitro rút điện tử của nhân thơm cả bằng hiệu ứng cảm -I (qua nối sigma) lẫn hiệu ứng cộng hưởng âm (-R hay -C) qua hệ thống nối pi tiếp cách (liên hợp) nên làm nhân benzene thiếu điện tử. Dẫn đến nhân benzene này rút điện tử mạnh của nối nhóm O-H, khiến nối O-H ngày càng phân cực và nguyên tử H trở nên rất linh động là vậy. Càng nhiều nhóm rút, tính acid của dẫn xuất phenol càng mạnh như 2,4-dinitrophenol.
Ngoài ra, nhóm nitro ở vị trí ortho (vị trí số 2) còn có thể tạo liên kết hydrogen với hydrogen của nhóm OH. Liên kết hydrogen trong trường hợp này có tác dụng cung cấp điện tử làm giảm độ phân cực nối O-H nên 2-nitrophenol (pKa = 7.22) có tính acid mạnh hơn hẳn phenol (pKa = 9.95) nhưng hơi yếu hơn 4-nitrophenol (pKa=7.15).
Cho mình hỏi liên kết hidro bền hay không thì phụ thuộc vào cái gì? Có câu hỏi thế này: Trong hõn hợp etanol và phenol , liên kết H bền hơn cả là A.C2H5OH…OH-C2H5 B.C6H5OH…OH-C2H5 C. C2H5OH…OH-C6H5 D. C6H5OH…OHC6H5; có phải là D không vì đó là chất rắn mà
Tui bít chỗ nào nói chỗ ấy nhe. Các chỗ khác nhờ các a e tương trợ :cuoi ( Mô hình lk Hydrogen: A(mang 1 phần điện tích âm - delta âm) <—H(mang 1 phần điện tích dương - delta dương)…B(mang 1 phần điện tích âm - delta âm) H phân cực dương sẽ tương tác tĩnh điện với B phân cực âm Độ bền lk Hydrogen phụ thuộc vào 2 yếu tố:
- Độ âm điện của A và (hay) B càng lớn
- Kích thước (bán kính) A và (hay) B càng nhỏ
(Tui thấy đáp án B & C hình như giống nhau fải ko bạn?)
Đúng như tieulytamhoan nói, khi xét đến lk H thì 2 vấn đề quan tâm là mật độ điện tích dương trên H và điện tích âm trên nguyên tử âm điện (O,N) và thứ 2 là khoàng cách giữa các nguyên tử theo tính toán lý thuyết thì khoảng 2.1 A0 thì coi là có lk H, ngoài khoảng cách đấy người ta gọi là tương tác yếu. Vậy trở lại câu hỏi của bạn , mình nhớ đã có bạn post lên, H trong phenol là phân cực nhất, và O trên nguyên tử phenol cũng âm điện hơn etanol. và đề bài đã cho như thế này nghĩa là có 1 dung dịch phenol, bạn ko phải đắn đo là trạng thái rắn. Ví dụ tôi thay đề bài : có hỗn hợp phenol trong eatanol, hỏi có bao nhiêu loại lk H và lk H nào bền nhất.
tieulytamhoan (Tui thấy đáp án B & C hình như giống nhau fải ko bạn?)
khác nhau đấy bạn.:nghi (
Tui không hiểu câu hỏi này nhằm cung cấp kiến thức gì? Vì khi hòa tan phenol (rắn) vào ethanol (lỏng) để tạo thành dung dich phenol trong ethanol sẽ có hiện tượng dung môi hóa phá vỡ cấu trúc tinh thể của phenol. Những phân tử ethanol sẽ bao bọc quanh phân tử phenol vừa bằng liên kết van der Waals vừa bằng liên kết hydrogen.
Có lẽ liên kết hydrogen giữa phenol và ethanol phải mạnh hơn so với giữa phenol và phenol nên mới có hiện tượng hòa tan xảy ra. Nếu không chắc phenol đã tụ lại với nhau và lắng xuống đáy mất rồi. Proton của phenol có tính acid hơn của ethanol nên liên kết hydrogen mạnh nhất có lẽ giữa proton của phenol và nguyên tử oxygen của ethanol.
Wikipedia tiếng Anh cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn bằng tiếng Việt về liên kết hydrogen
Độ âm điện của A hay B càng lớn hay là sự chênh lệch độ âm điện càng lớn? và Độ âm điện của A và (hay) B càng lớn+ Kích thước (bán kính) A và (hay) B càng nhỏ thì liên kết hidro càng bền? chắc câu này phải đợi cô chữa thôi.
Ý là ĐÂĐ của A và B càng lớn hoặc ĐÂĐ của A hay B càng lớn, trường hợp nào cũng được; “và” hoặc “hay” đều OK cả, tương tự cho câu dưới :cuoi (
Bạn giải thích giúp mình hai đáp án b và c khác nhau thế nào dc ko?
Tui nghĩ là dzầy nè: trong đáp án B thì lk hydrogen được tạo thành bởi lực hút tĩnh điện giữa O của C2H5OH và H của C6H5OH, còn đáp án C thì ngược lại.
Anh thanhatbu và các anh em cho ý kiến với ạ. Thanks in advance everybody! Thân! :hun (
Blue nghĩ rằng khi liên kết O-H càng phân cực mạnh bao nhiều thì tính acid càng tăng bấy nhiêu <=> độ phân cực càng giảm tính acid cũng giảm theo .
Trên lập luận là như vậy nhưng trong tự nhiên cũng có nhìu trường hợp ngoại lệ nữa mà bạn. Không nên dựa lập luận nhìu quá nếu ko sẽ dễ dẫn đến sai lầm đó. Hóa học tôn trọng thực tế hơn là lý thuyết lập luận mừ! Lý thuyết chỉ đi theo để giải thik thực tế thui :cuoi ( :chaomung
Thắc mắc của bạn là có lý. Thực ra trong đoạn này:
Ngoài ra, nhóm nitro ở vị trí ortho (vị trí số 2) còn có thể tạo liên kết hydrogen với hydrogen của nhóm OH. Liên kết hydrogen trong trường hợp này có tác dụng cung cấp điện tử làm giảm độ phân cực nối O-H nên 2-nitrophenol (pKa = 7.22) có tính acid mạnh hơn hẳn phenol (pKa = 9.95) nhưng hơi yếu hơn 4-nitrophenol (pKa=7.15).
liên kết hidro dùng để so sánh tính axit của 2- và 4-nitrophenol chứ không nên đưa phenol vào đây (đoạn trước đã giải thích tính axit của phenol rồi). Với lại liên kết hidro không ảnh hưởng nhiều đến độ phân cực của lk O-H (cung cấp điện tử làm giảm độ phân cực nhưng kéo dài liên kết lại làm tăng độ phân cực -và cả 2 ảnh hưởng này đều rất nhỏ). LK hidro làm giảm tính axit của 2-nitrophenl vì làm giảm sự linh động của H trong O-H (cần nhiều năng lượng hơn để đứt cả O-H và H…O thay vì chỉ có O-H).
Bạn nghĩ đúng rồi, còn cho ý kiến gì nữa!
Thanks for nanoman’s comment về câu liên kết hydrogen. Thật ra nanoman nhìn máy móc quá. Câu đó chẳng qua gần như là câu kết luận để thấy rõ hơn thứ tự của chuỗi so sánh. Tui lười không xếp hẳn theo thứ tự từ mạnh đến yếu hay từ yếu đến mạnh.
Nếu các bạn chấm bài trung học, Tuyển sinh Đại học cũng như bài của SV. Thường trong thang đáp án, câu kết luận lúc nào cũng có điểm hoặc cái gì đó làm nổi lên ý kết luận. Đó chính là lý do tại sao có rất nhiều bạn SV học hiểu rất tốt, cái gì cũng biết nhưng khi làm bài cứ lẹt đẹt điểm trung bình khá mà thôi vì hay làm tắt hay bỏ qua những chi tiết có tính điểm trong đáp án.
Nên khi dạy các lớp phổ thông hay ĐH, tui cho HS hay SV chấm bài của nhau 1-2 lần để thấy được chi tiết nào có tính điểm, chi tiết nào không tính, v.v. Từ đó người học rút ra đựoc kỹ thuật làm bài để ăn điểm. Khi đã quen kỹ năng làm bài thì sẽ rất khó rớt dù không biết hết câu trả lời vì ăn điểm nhờ những chi tiết râu ria xung quanh.