Hỏi về hóa lượng tử

Mình đang học môn hóa lượng tử ứng dụng, có một số điều thắc mắc mong mọi người nhiệt tình giúp đỡ. Mình thắc mắc về điều này:Vân đạo nguyên tử p chia làm 2 phần trái dấu nhau(trên trục tọa độ). giả sử 2 vân đạo p của hai nguyên tử xen phủ trục tạo thành liên kết xích ma. Nếu các phần cùng dấu của vân đạo p xen phủ với nhau thì tạo thành vân đạo liên kết, còn sự xen phủ các phần khác dấu với nhau thì tạo thành vân đạo phản liên kết. Cho mình hỏi vân đạo s ko chia thành hai phần trái dấu thì tại sao khi xen phủ nó vẫn tạo thành 2 vân đạo liên kết và phản liên kết. Điều thắc mắc này nếu có hình vẽ minh họa thì có thể dễ hiểu hơn. Tuy nhiên rất mong mọi người gắng hiểu và giải thích giùm.

Dễ hiểu thôi, vân đạo s là vân đạo một phase, nhưng cũng có thể là phase (+), cũng có thể là phase (-) chứ !!! đến đây bạn đã hiểu chưa ! :kham (

cái này thì Blue không đồng ý với BM tuệy đối không! cái quy ước viết dấu cọng hay dấu trừ cho các thùy của orbitan hay các obitan là do hàm sóng của chúng . +xét trường hợp obitan P :obitan này la antisymetric nên 2 thùy của nó sẽ được quy
ước có 2 dấu nguợc nhau la = và - +với obitan S là obitan symetric nên chỉ có 1 thùy duy nhất và nó mang dấu cộng. Còn lí do tại sao sự tổ hợp giữa 2 obitan S lại cho ra được 0bitan phản liên kết thì như sau : xét trường hợp nguyên tử hidro mỗi nguyên tử có 1 obitan 1S
để phân biệt 2 obitan này và dung luôn kí hiệu là Sa và Sb sự tổ hợp theo kiểu cộng 2 hàm sóng : Sa + Sb ->MO bonding (1) sự tổ hợp theo kiểu trừ 2 hàm sóng : Sa -Sb ->MO antibonding (2) (hoặc Sb- Sa cũng vậy thôi vì chì có bình phương của hàm sóng mới có ý nghĩa vật lí ) Chú ý ở (1) và (2) tớ bỏ qua hệ số tổ hợp nha !!! Còn về sự tổ hợp 2 obitan P chemkhtn chưa hiểu đúng vì cũng tương tự như tronng sự tồ hợp của 2 obitan S : tức là có 2 kiểu tổ hợp cộng và trừ vì hiểu dơn giản là 1 obitan khi đã được định hướng trong không gian đâu phải nó muốn quay thế nào thì quay thế ấy đâu mà để tạo ra cùng 1 lúc 2 kiểu tồ hợp cùng dấu và khác dấu như bạn nói.

Nếu muốn trực quan hơn đề ít hôm tớ post luôn cho coi hình ảnh của sự tổ hợp.

nếu s không có âm, dương thì bạn giải thích thế nào về sự tổ hợp của 2 orbitan s và p??? Nói chung cũng có nhiều ý kiến khác nhau và có nhiều sách viết khác nhau nhưng ko biết cái nào đúng. còn mình thì nghĩ vầy : vân đạo nguyên tử thực ra là đồ thị của hàm số sóng của các electron ( vì chuyển động của electron là chuyển động sóng ) mà đã là hàm sóng thì nó có dạng như thế này :

ta thấy đó, nếu lấy một trục làm gốc thì phần phía trên sẽ dương còn phần dưới sẽ âm. như vậy theo mình nghĩ thì hàm sóng của electron trong vân đạo s vẫn có âm có dương. nếu không có âm dương thì bạn sẽ giải thích thế nào về sự xuất hiện của mặt nút ở hình bên dưới.

khi 2 sóng cùng pha ( cùng dương hay cùng âm ) thì giao thoa nhau tạo ra sóng mới có biên độ sóng được tăng cường ( ra 1 cục bư hơn như hình vẽ ) Khi 2 sóng nghịch pha thì 2 sóng sẽ triệt tiêu nhau, tại đó sẽ tạo ra mặt nút.

hahaha, Bravo !!! votuantu nói hoàn toàn chính xác đó blueriver ạ !!! Vì bạn đã quá rập khuôn theo kiểu tổ hợp cộng hay tổ hợp trừ, mà quên mất cái cốt lõi của vấn đề đó là phase !!! Tổ hợp cộng = Tổ hợp đồng phase Tổ hợp trừ = Tổ hợp ngược phase Ngược phase ở đây ám chỉ ngược dấu, chứ ko phải hai hàm sóng mang cùng dấu trừ cho nhau !!! Và như votuantu nói, nó sẽ có cộng hưởng (kí hiệu bt:) : resonance integral) và xen phủ (kí hiệu S : overlap integral ) giữa hai hàm sóng tổ hợp ! hoặc là dùng khái niệm giao thoa như votuantu cũng được ! Nếu cứ giữ nguyên cái lập luận tổ hợp cộng với trừ các hàm sóng thì blueriver khó giải thích hiện tượng coefficient các atom khác nhau khi ap:) (Culong integral) khác nhau ! Ở bài viết của blueriver mình đã nói bạn nên đặc biệt chú ý đến bản chất cũng như ý nghĩa, tác dụng của ba tích phân này !!! :danhmay ( :ungho (

Cái này Blueriver vẫn không đồng ý với cách nói obitan s có 2 phase ! obitan p thì chắc ăn là nó có 2 thùy hướng theo 2 huống ngược nhau và mang 2 dấu là + và trừ.dấu của 2 thùy trong trường hợp này dựa vào việc quy ước chọn hướng của trục. Nói theo ngôn ngữ hàm sóng tớ có thể nói thế này về cách lập luận của võ tuấn tú : lấy trường hợp đơn giản là sự tổ hợp của 2 nguyên tử hidro ứng với 2 vân đạo Sa và Sb nha : +Nhân thấy giữa 2 nguyên tử hidro trong phân tử có một khoảng cách L xác định. +Như thế khi 2 hàm sóng Sa và Sb xuất phát từ 2 nguyên tử Ha và Hb : +Nếu như Sa và Sb dao động cùng pha tại khoảng giữa 2 nhân (trong khoảng L từ Ha ->Hb ) ta sẽ có dự cộng hưởng làm tăng mật độ xác xuất ->tạo Mo liên kết +Nếu như Sa và Sb dao động ngược pha tại khoảng giữa 2 nhân (trong khoảng L từ Ha ->Hb ) ta sẽ có sự triệt tiêu lẫn nhau của 2 hàm sóng làm giảm mật độ xác xuất ->tạo Mo phản liên kết


*Điểm quan trong là ở chỗ này Khi 2 hàm sóng giao thoa thì ở khoảng giữa 2 nhân chì có thề là 2 hàm này: nếu chỉ dao động cùng pha hoặc chỉ dao dộng ngược pha thì : sẽ hoặc là tạo ra Mo liên kết hoặc là tạo ra Mo phản liên kết
chù không có đồng thời 2 Mo

Nếu như nói ở giữa khoảng 2 nhân có đồng thời 2 kiểu dao dộng cùng pha thì mật dộ xác xuất giũa 2 nhân sẽ chẳng tăng nhưng cũng chẳng giảm thì làm gì có MO liên kêt hay phản liên kết !!!


Còn về cái mặt phẳng nút thì nói chung khá đơn giản nếu như theo cách nói của tớ khi 2 AO 1 s tham gia tổ hợp sẽ có 2 kểu tổ hợp là theo kiểu cộng và trừ
tớ lấy ngay Sa và Sb là hàm sóng cho dễ viết nha : kì hiệu MO liên kết =MO ; Bình phương MO = MO ^2 ; tích phân toàn miền =<> MO phản liên kết =MO* Bình phương MO*= MO* ^2 MO = C1Sa + C2Sb MO*= C1Sa -C2 Sb
do 2 2 Ao Sa và Sb là tươnf đương vế mặy thống kê nên ta sẽ có :C1=C2 =C ;C1*=C2=C* ta biết bỉnh phuong hàm sóng cho biết mật độ xác xuất : MO^2 = C^2(Sa +Sb)^2 MO*^2 =C*^2(Sa-Sb)^2 ta chuẩn hóa 2 hàm sóng trên ( ờ dây blue chỉ chuẩn hóa MO* thôi nha để giải thích mặt nút) <MO*^2>=C*^2 <(Sa-Sb)^2> =C*^2 [ <Sa^2> +<Sb^2> - 2<SaSb> ] =1 () kí hiệu S=<SaSb> gọi là tích phân xen phủ coi Sa và Sb đã đựơc chuẩn hóa : <Sa^2>=<Sb^2>=1 => C^2 =1/(2+ 2S ) => C chuẩn hóa vậy dược rúi 2 nha nhưng quay lại (*) ta thấy suất hiện -2S cái này làm giảm mật độ xác xuất trong vùng không gian giữa 2 nguyên tử hidro => làm xuất giện mặt phẳng nút trong MO Như vậy có chỗ nào sai không???

mình không biết bạn có tính toán sai hay không nhưng mình không nhìn ra và hiểu được cái đống bùi nhùi đó. Mình chỉ nhìn cái kết quả: bạn ghi là C*^2 = 1/(2 -2.S). và bạn thấy rằng có - 2.S nên bạn kết luận rằng xác xuất tìm thấy điện tử giảm??? Bạn quên rằng cái - 2.S nó nằm dưới mẫu sao. Điều này có nghĩa là nếu không có

  • 2S thì C*^2 còn nhỏ hơn. Tức là xác xuất tìm thấy electron trong MO liên kết còn nhỏ hơn trong MO phản liên kết ==> sai rồi, và sai chỗ này đó. Nhưng ý mình không muốn bạn giải thích như vậy. Ai chẳng biết việt ráp công thức vào tính toán thì sẽ xong, nhưng mà cái mình muốn nghe là ý nghĩa của hiện tượng kìa. Mình nói rằng chuyển động của electron trong một vân đạo là chuyển động sóng, đúng không. Mà đã là chuyển động sóng thì sẽ có sóng cùng pha và lệch pha hay đặc biệt hơn là nghịch pha. kí hiệu + và - là để chỉ 2 sóng nghịch pha. Như vậy nếu 2 vân đạo s của 2 nguyên tử hidro không cùng pha cũng không nghịch pha thì là cái gì??? ( chì có 2 trường hợp thôi ) CÒN VẤN ĐỀ BẠN NÊU RA : Khi 2 hàm sóng giao thoa thì ở khoảng giữa 2 nhân chì có thề là 2 hàm này: nếu chỉ dao động cùng pha hoặc chỉ dao dộng ngược pha thì : sẽ hoặc là tạo ra Mo liên kết hoặc là tạo ra Mo phản liên kết chứ không có đồng thời 2 Mo Cái này thì mình cũng đã suy nghĩ từ lâu nhưng không có lời giải thích cho hiện tượng kì cục này. Có thể mình chưa hiểu đầy đủ về bản chất của hiện tượng. Việc xuất hiện 2 MO dễ dàng nhận thấy khi ta thực hiện việc tổ hợp cộng và trừ Sa và Sb như bạn nói. Nhưng để giải thích sự tồn tại đồng thời thì mình chưa biết chíng xác. Mình cũng chưa thấy ai vẽ Mo liên kết và phản liên kết trong cùng một hình cả. Nhưng mình nghĩ như thế này , các MO liên kết và phản liên kết ta biết được sự tồn tại của nó là do việc tính toán. 2 AO thì nhât thiết phải tạo ra 2 MO. Tức là sự tồn tại của nó đã được tính toán trước. Nhưng electron trong một thời điểm nhất định chì chuyển động trong 1 MO không thể vừa chuyển động trong MO liên kết và phản liên kết được. Nói tóm lại việc có 2 MO là do tính toán mà ra. giống như nếu ta xét H+ , H+ ko có electron thì làm gì có chuyển động sóng xung quanh hạt nhân như vậy là gì có vân đạo, mà ko có vân đạo làm sao mà tạo liên kết với H để cho ra (H2)+. Vấn đề này ai biết rõ thì giải thích dùm mình. Nhưng mình khẳng định là vân đạo s có + và -. Nếu không thì bạn sẽ không giải thích được diện tượng lai hóa của các orbitan đâu. :nhanmat(

undefined đọc cho kĩ nha rồi đừng nhiều chuyên nữa

Ối giời ơi biết sao được vì tui là người nhiều chuyện. Chuyện biết cũng nói mà ko biết càng nói nhiều. :tantinh ( Chán ghê, cuốn Đào Đình Thức có nói là ko có orbitan s ko có dấu - đâu. Nếu muốn dễ hơn thì lên gặp thầy Thanh dạy hóa lượng tử mà hỏi. Xem thầy trả lời thế nào thì biết thôi bởi vì trong bài giảng của thầy có 2 cục s to tổ bố với 2 dấu cộng trừ đàng hoàng. À, hay ý bạn nói thầy sai. ( cũng có thể nhưng mình thấy là đúng ) Thật ra những tài liệu mình đã đọc thì ko ai đã động gì tới dấu âm của orbitan s cả. Nhưng theo suy nghĩ của mình và những kiến thức về sóng thì phải có dấu âm. Nói như bạn theo kiểu tổ hợp cộng trừ thì đúng trong toán học nhưng bạn sẽ giải thích như thế nào. 2 orbitan s trừ nhau thì trong thực tế đó là hiện tượng gì ?? :leuleu ( À, mà sao bạn dám kêu mình bằng nhóc, dám phạm thượng à. :tuongquan

hix, sorry anh em nhé ! Mấy hôm nay mình lên 4rum hơi ít !!! Mình đưa ra một số ý kiến thảo luận về các vấn đề trên như sau nhé ! Đầu tiên, giải quyết khuất mắt của votuantu cũng như blueriver về vị trí của MO bonding và MO antibonding, nó có cùng nằm trong vùng tổ hợp của hai AO được ko !??? Câu trả lời ở đây là được ! Thật khó khăn nếu anh em đứng trên góc nhìn của lượng tử cơ sở (lượng tử cổ điển) mà ko thèm ngó ngàng đến lượng tử ứng dụng (lượng tử hiện đại), chẳng hạn như ta chỉ cần nghía một chút tới lượng tử mô hình, dùng những mô hình nguyên tử có màu sắc khác nhau (chỉ phase của hàm sóng) để tổ hợp, hay những bài viết FOs theory của mình, sẽ thấy rất rõ, MO antibonding và MO bonding có thể xem cùng nằm trong vùng tổ hợp. Và hai MO này sẽ ko interact được với nhau như blueriver nghĩ, vì thực tế sự interact ko hiệu quả chút nào, hai MO này có năng lượng cách xa tối thiểu để tránh được những intra - interact !!! Vấn đề thứ hai là về AO s, đây là một AO symmetric, chỉ tồn tại một phase trên tòan miền ! Nhưng bản chất của hàm sóng, luôn luôn phải tồn tại 2 phase nghịch nhau (cái này là ý của mình vì bản thân chưa thấy một sóng nào chỉ có miền dương hay chỉ có mìên âm !!!), cho nên một AO s BM nghĩ tồn tại hai dạng sóng, có phase ngược nhau ! Điều này càng khẳng định tính đúng đắn hơn khi ta đem hai AO s tổ hợp với nhau, nó sẽ cho ra hai MO bonding và antibonding, bản chất của antibonding trong sự tổ hợp này là có mặt phẳng nút mà !!!

Cách tính tóan chứng minh của blueriver hòan tòan đúng !!! Thế nhưng, theo mình nghĩ, blueriver hiểu lệch bản chất của sự tổ hợp một chút !!! MO = C1Sa + C2Sb MO*= C1Sa -C2 Sb biểu thức trên, nếu BM thay lại như sau sẽ thấy rõ ràng hơn các phase của AO ! MO = (+C1Sa) + (+C2Sb) MO*= (+C1Sa) + (- C2 Sb)

Có lẽ nên ghi thế này thì đúng với bản chất tổ hợp hơn ! mình nghĩ vậy !!!

Cách giải thích về sự tồn tại của Mo bonding và antibonding của BM rất hay và có sức thuyết phục cao.Nhưng mà như thế có nghĩa là ta không thể sử dung lí thuyết về giao thoa để nói về việc tạo ra các Mo! như vậy như BM nói ta phải đứng ở 1 vị thế khác đề nhìn. Ta chấp nhận 1 điều là sự tổ hợp đồng pha sẽ tạo ra Mo bonding và nghịch pha sẽ tạo ra Mo antibonding. Nói như vậy không có nghĩa là MO s nhất định phải có 2 pha nghịch nhau mới cho sự tổ hợp tạo ra antibonding. Blue vẫn giữ quan điểm MO s có một pha duy nhất (+). Blue nghĩ sự tổ hợp tạo antibonding là do sự tổ hợp của AO s và Ao -s 2 Aonay2 sẽ có pah nghịch nhau. Còn vấn đề BM nói là không thấy sóng có 1 pha duy nhất thì Blue sẽ chỉ ra 1 sóng nha :chính là sóng của AO S là sóng dạng k *E^x . Để trực quan hơn quay lại bài phía trên của blue quan sát sự tổ hợp của 2 AO 1 S. nếu là AO s chỉ có miền dương nếu là -s thì chỉ có miền âm ! Còn về vấn đề nhóc Tú đặt ra tớ giải thích như vậy nè : Cách mà thầy Thanh hay rất nhiều tài liệu mình đọc được dều thấy obitan s có 2 màu thể hịên chúng ngịch pha với nhau.Nhưng đó chỉ là cách mô hình hóa để thể hiên rằng sự tổ hợp là ngịch pha ->Mo antibonding chứ không phải ý nói MO s có 2 phase ngược nhau.sự ngược pha đó là của AO s và AO -s.

biểu thức trên, nếu BM thay lại như sau sẽ thấy rõ ràng hơn các phase của AO ! MO = (+C1Sa) + (+C2Sb) MO*= (+C1Sa) + (- C2 Sb)

Có lẽ nên ghi thế này thì đúng với bản chất tổ hợp hơn ! mình nghĩ vậy !!!

Tớ nghĩ viết như BM có vẻ như đúng với bản chất của sự tổ hợp nhưng mà tại sao lại phải là -C2* chứ không phải là : MO*= (+C1Sa) + (C2 Sb) tớ thấy trong các biểu thức tổ hợp chỉ có C1^2 +C1*^2 =1 và C1*^2 +C2^2 =1 chứ có 2 nói là C1 với C2* phải có quan hệ về dấu âm hay dương gì dâu

Nói như vậy mà vẫn chưa rõ sao ! bây giờ review lại về vấn đề mà chúng ta đang nói nha. Chung ta đang đề câp đến việc giải thích về sự tồn tại của MO antibonding.Việc tại sao có thể tồn tại đồng thời 2 MO anti và bonding thì BM đã nói rồi. vấn đề còn tồn tại là : 1> hàm sóng biểu thị obitan S có miền âm hay không? 2> lí giải ý ngĩa vật lí của việc tổ hợp tạo ra MO antibonding

Đây sẽ là bài viết cuối cùng của tớ về vấn đề này có gì sai đúng cũng đành phải gác lai một bên vì hướng chính của tớ thòi gian này là FMO do phải làm cái semina.Vậy thông cảm nha. giải quyết vấn đề 1 : chỉ nhắc lại cái mà đã nói là :Tớ không nghĩ ra chuyên Obitan S có một hay hai miền âm dương tớ chỉ đọc được trong cuốn hoá lí 1 của Đào Đình Thức. Tuấn nên thư viện đọc kĩ lại nha ông ta có nói đến cả obitan p nữa dựa vào tính đối xứng ,hình như có liên quan gì đến lí thuyết nhóm thì phải.Có thể tớ đã ngộ không đúng điều ông ta muốn nói thì Tuấn kiểm tra lại rồi post bài cuối vế phần này nha vì thực sự nó không phải là cái quan trọng.Vấn đề là ở chỗ ta sẽ ứng dụng cái thuyết Mo này như thế nào thôi. Vấn đế thứ 2 : nên nhớ rằng Mo là thuyết gần đúng sử dụng toán học để mô tả bản chất của liên kết từ đó dẫn đến nhiều thứ khác nữa.Và có một cụm từ mà bất cứ cuốn sách nào viết vế Mo đếu nói là "tồ hợp tuyến tính ".Nghĩa khi đứng trên góc nhìn của Mo ta phải chấp nhân và coi đây như 1 tiên đề (trên thực tế sẽ không có chuyện tổ hợp tuyến tính như vậy!!!) và như thế khi tồ hợp 2 Ao s sẽ có tổ hợp kiễu cộng và trừ là do hệ số đứng trước các Ao âm hay dương chỉ thế thôi !!! cần nhớ lại rằng có những thứ không có thực và chẳng hề có ý nghĩa vật lí nào dành cho nó cả nhưng vẫn rất hiệu dụng.Ví như SỐ OXi HÓA chẳng hạn. Xin chào hen gặp lại trong các bài về hiệu ứng và FMO. giờ này giới hạn của tớ là suy nghĩ rối chấp nhận những hệ quả mà các bậc tiền bối đã để lại còn về bản chất quá sâu xa thật lòng chưa phải lúc tớ cần.

Bữa nay gặp hỏi thầy thanh thì theo như tớ ngộ ra trong những gì thầy nói như thế này : Khi xét sự tồ hợp 2 Ao ta nên quay lại xem người ta làm thế nảo để tính toán ra các AO : Đương nhiên là ai học lượng tử cũng được biết đến phương pháp giải phương trình schrodinger. khi giải phương trình ta được hàm riêng của toán tử hamilton gọi là hàm sóng hay AO. trở lại chút xíu về các tiên đề của cơ học lượng tử : nếu hàm F là hảm riêng của của một toán tử (trong trường hợp này la hamilton ) thì tích của F với 1 hằng số khác 0 cũng là hàm riêng của toán tử. Như vậy khi hàm sóng của Ao 1S là hàm sóng mô tả vân đạo 1S của nguyên tử hidro thì -1S cũng là hàm sóng mô tả vân đạo 1S. điều này có thể chứng minh khi ta cho toán tử hamilton tác dông lên hai hàm S và -S đều cho cùng 1 năng lượng mô tả trạng thái cơ bản cùa nguyên tử hidro là như nhau. hơn nữa khi bình phuơng hai hàm sóng này thì đều cho ra kết quả giống nhau biểu thị mật độ xác xuất. Như vậy khi nói đến Ao 1S thì ta có thể nói sao cũng được ngĩa là hàm sóng này mang dấu âm cũng được mà dương cũng được miễn sao khi tổ hợp 2 Ao ta vẫn có 2O là antibonding và Mo bonding == khi 2 Ao tổ hợp tạo ra Mo bonding thì 2Ao tham gia phải cùng dấu =tổ hợp cùng phase…

Vấn đề thứ hai là về AO s, đây là một AO symmetric, chỉ tồn tại một phase trên tòan miền ! Nhưng bản chất của hàm sóng, luôn luôn phải tồn tại 2 phase nghịch nhau (cái này là ý của mình vì bản thân chưa thấy một sóng nào chỉ có miền dương hay chỉ có mìên âm !!!), cho nên một AO s BM nghĩ tồn tại hai dạng sóng, có phase ngược nhau ! Điều này càng khẳng định tính đúng đắn hơn khi ta đem hai AO s tổ hợp với nhau, nó sẽ cho ra hai MO bonding và antibonding, bản chất của antibonding trong sự tổ hợp này là có mặt phẳng nút mà !!!

vậy có thể dùng xác suất thống kê để kết luận rằng có hai cách tổ hợp để tạo thành MO được kô s(+)+s(-) và s(+)+s(+)

trong 2 vấn đề của anh blueriver thì em có tìm hiểu được về vấn đề thứ nhất: Hàm sóng Ψs có miền âm hay không? Hàm sóng Ψ1s giữ nguyên dấu + tại bất kì r nào, còn hàm sóng Ψ2s và Ψ3s có dấu khác nhau ở các khỏang cách khác nhau kể từ nhân. Khi tổ hợp các hàm sóng dấu của các hàm sóng rất quan trọng: khi 2 sóng bất kì giao thoa phần dương và phần âm của chúng có thể triệt tiêu nhau hoặc cộng với nhau

cái gì gây ra sự nghịch pha của hai obitan vậy? Tại sao chúng lại đồng pha và nghịch pha?: anh em giải thích giùm luôn. suy nghĩ mệt quá

Đấy là kết quả của việc giải phương trình hàm sóng, mối tương quan giữa các mức năng lượng của các MOs

Pha phụ thuộc thời gian, cách chọn thời điểm đầu, dấu tượng trưng phân biệt hai pha, bản chất là tương đương. :24h_032:

Anh em cải nhau là, chemkhtn rối rồi kìa. Mình cũng học môn hóa lượng tử ứng dụng nè. Ko biết bạn là ai nhưng mình nói riêng cho bạn dễ hiểu. Với orbital 1s, nó là 1 hàng dương, việc xây dựng MO là đi tìm 1 cái hàm sóng mới được tổ họp từ 2 cái 1s. Tổng quát hàm đó ta có MO= c11s1 + c21s2 (1s1 và 1s2 là AO của 2 nguyên tử, việc dánh số chỉ là để phân biệt với nhau, về biểu thức chúng như nhau vẫn là 1s). Nhưng do điểu kiện về chuẩn hóa ta có “c1^2+c2^2=1” từ đó ta có 2 khả năng: c1 và c2 cùng dấu (để đơn giản tao chọn c1 và c2 cùng dương) và c1 và c2 trái dấu (tao chọn c1 dương) Vì vậy từ hàm tổng quát ta có sinh ra thêm 2 hàm tổng quát con (thứ cấp) là MO=c11s1 + c21s2MO* = c11s1 + (-c21s2) ở MO ta “công” 2 hàm với nhau mà ko đổi dấu hàm (hoặc đểu đổi dấu 2 hàm) ở MO* ta “cộng” 2 hàm với nhau mà đổi dấu 1 hàm. Cách biểu diễn dấu + hay - trong mô hình là người ta có đổi dấu hay ko đổi dấu trong “phép cộng” tạo MO vì vậy mà 1s>0 nhưng vẫn tạo ra MO* mà ngườ ta gọi là MO phản liên kết. …

trong 2 vấn đề của anh blueriver thì em có tìm hiểu được về vấn đề thứ nhất: Hàm sóng Ψs có miền âm hay không? Hàm sóng Ψ1s giữ nguyên dấu + tại bất kì r nào, còn hàm sóng Ψ2s và Ψ3s có dấu khác nhau ở các khỏang cách khác nhau kể từ nhân. Khi tổ hợp các hàm sóng dấu của các hàm sóng rất quan trọng: khi 2 sóng bất kì giao thoa phần dương và phần âm của chúng có thể triệt tiêu nhau hoặc cộng với nhau

chemistry_ru09 nói dúng vì trong hàm 2s và 3s có mang thừa số là 1 đa thức theo r (khoảng cách từ tâm tới điểm xem xét). Do đó khi r tăng qua 1 giá trị r0 thì đa thức sẽ đổi dấu (kiến thức toán phổ thông) tạo ra mặt nút hình cầu. ở 2s đa thức là bặc 1 >> 2s có 1 mặt nút, 3s là bậc 2 >> 3s có 2 mặt nút. biểu thức của 2s và 3s thế nào mọi người xem trong sách về vật lý nguyên tử hay hóa lượng tử.